Showing posts with label chữa. Show all posts
Showing posts with label chữa. Show all posts

Tuesday, September 8, 2015

Chữa Viêm Lợi Nhanh Nhất Bằng Tỏi, Lá Húng Quế, Chanh, Hiệu quả Nhanh Khỏi

Viêm lợi là một bệnh phổ biến thường mang lại cảm giác khó chịu do kèm theo triệu chứng chảy máu chân răng, đôi khi còn làm hơi thở có mùi hôi khiến cho nhiều người ngại giao tiếp với người khác.
Để điều trị tận gốc bệnh viêm lợi này, mình xin giới thiệu các bạn một số cách chữa viêm lợi vô cùng hiệu quả được nhiều người áp dụng rất thành công.


Mật ong trị viêm
– Với đặc tính kháng khuẩn và khử trùng trong mật ong điều trị nhiễm trùng nướu răng rất hữu hiệu. Sau khi bạn đánh răng, chỉ việc chà xát một lượng nhỏ mật ong vào vùng nướu có vấn đề.
Nam việt quất
– Sử dụng nước ép nam việt quất không đường có thể làm giảm viêm nướu bằng cách ngăn chặn vi khuẩn dính vào răng.
Chanh chữa viêm lợi

– Cùng với đặc tính kháng viêm trong nước ép chanh có tác dụng chữa các bệnh nhiễm trùng nướu răng. Hơn thế nữa, trong chanh chứa vitamin C, điều này giúp nướu răng chống các bệnh viêm nhiễm. Bạn vắt nước cốt chanh và thêm một chút muối hòa lên thật kỹ. Sau đó thoa hỗn hợp này lên răng và để trong vài phút, trước khi bạn súc miệng bằng nước.
Nước muối
– Hãy súc miệng bằng nước muối giúp giảm các cơn đau do viêm nướu răng gây ra. Đem hòa 2 muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm. Bạn súc miệng bằng nước muối hai lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau giảm mạnh.
Điều trị viêm lợi bằng tỏi
Tỏi không chỉ điều trị viêm nướu mà còn giúp giảm đau tự nhiên. Bạn nghiền nát một tép tỏi, cho thêm một chút muối và thoa hỗn hợp này vào chỗ nướu bị viêm.


Chườm đá
– Chườm một túi đá sẽ giúp làm giảm sưng và đau vì đá được cho có thể chống viêm.


Khuynh diệp chữa viêm lợi

– Chà một vài lá khuynh diệp lên nướu răng có thể giúp giảm cơn đau liên quan tới viêm nướu răng. Đó là vì lá khuynh diệp có đặc tính gây tê, từ đấy làm mất cảm giác đau. Những vết sưng ở nướu răng cũng giảm đáng kể.

Lá húng quế

– Uống trà húng quế 3 lần/ngày sẽ giúp chữa bệnh nhiễm trùng nướu. Lá húng quế có tác dụng tốt giúp giảm đau, tiêu sưng và loại bỏ viêm nhiễm.

Chúc bạn nhanh khỏi viêm lợi nhé!



Monday, September 7, 2015

CHỮA NHIỆT MIỆNG NHANH NHẤT VỚI 9 CÁCH

Nhiệt miệng là một trong những bệnh lý rất hay gặp phải gây khó chịu mỗi khi ăn uống, nhất là là vào mùa hè. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian dưới đây. ------------
Mật ong
Các bạn hãy ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển dùng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu ------------
Ngậm chất chát Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… Ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, chắc sẽ đỡ nhiều.
Nước cam, chanh Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng uống khi bụng đói.
Rau ngót Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. ------------
Xúc miệng thường xuyên Bị nhiệt miệng khi ăn sẽ rất đau, để giảm đau trước khi ăn bạn nên xúc miệng bằng nước đá. Sau khi ăn xong nên xúc miệng lại bằng nước muối ấm. Đều đặn ngày 3 lần như vậy các vết loét trong miệng sẽ khỏi dần.
Ăn sữa chua Sữa chua là món ăn khoái khẩu của nhiều người trong mùa hè. Không những thế sữa chua còn có thể dùng để chữa nhiệt miệng đơn giản mà khá hiệu quả. Sữa chua sẽ ngăn hình thành các vết loét mới trong khoang miệng.
Củ cải trắng Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.
Cà chua Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt. ------------
Uống nước khế chua Khế tươi 2 - 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt. Phòng chống bệnh nhiệt miệng Nguyên nhân chính của nhiệt miệng là do nóng trong người, ăn uống nhiều đồ cay nóng, vệ sinh răng miệng không được tốt hoặc do thiếu hụt protein trong chế độ ăn uống hằng ngày.
Dưới đây là một số cách phòng chống nhiệt miệng: - Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2… - Hạn chế hoặc nói không với các thực phẩm cay nóng ớt, hạt tiêu… - Uống nhiều nước giúp thanh nhiệt, bài tiết độc, lương huyết tốt hơn - Vệ sinh răng miệng thường xuyên, xúc miệng nước muối giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng. ------------

Friday, August 28, 2015

30 mẹo hay chống say tàu xe không cần thuốc


- Say tàu xe là hiện tượng phổ biến khi di chuyển trên các phương tiện giao thông, dưới đây là cách chống say tàu xe không cần dùng thuốc. 1. Lá trầu
Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, bạn giữ 1 - 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ "át" mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe. Trước khi lên tàu xe khoảng 15 phút, bạn dùng khoảng 3 - 4 lá trầu (lá trầu không mà các cụ ăn trầu), dùng tay xé lá trầu ra vài miếng, cho hơi nát lá. Bạn đưa những lá trầu này dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn. 2. Ngủ đủ giấc trước ngày khởi hành me Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe hoặc nôn nao. Đây là điều rất quan trọng với bạn. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe hoặc nôn nao. 3. Tránh ăn no Trước khi đi, hãy cố gắng tránh ăn quá no hoặc uống đồ có cồn . Tuy nhiên, bạn cũng đừng bước lên xe với cái bụng rỗng. 4. Vỏ quýt Bạn hãy nhớ mang theo một quả quýt khi lên xe. Tinh dầu cùng hương thơm dìu dịu từ vỏ quýt sẽ giúp bạn đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn. 5. Dấm ăn Trước khi lên xe, bạn có thể uống một ly nước ấm có pha dấm. Làm như vậy, bạn có thể phòng chống tình trạng say xe. 6. Uống thuốc chống say Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Trước khi lên xe 1 tiếng, hãy uống một viên thuốc chống say. Người bị say nghiêm trọng có thể uống 2 viên trong khi trẻ em dùng ít hơn. Nếu ngồi xe trên 2 tiếng mà vẫn bị say, bạn có thể uống thêm 1 viên nữa. Tuy nhiên, thuốc chống say lại có một nhược điểm, đó là tạo cảm giác choáng váng và lâng lâng cho người uống. Một khi đã say xe, bạn sẽ có cảm giác hơi nghẹn vì thuốc chống say chặn không để bạn bị nôn khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. 7. Dùng miếng dán cổ tay và rốn Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ. Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc dán cao Salonpas vào rốn. Đây là cách giúp giữ ấm vùng bụng của bạn. 8. Ngồi ghế trước Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ở đó, tầm mắt của họ sẽ xa hơn nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Thêm vào đó, ngồi ghế trước thường ít xóc hơn. 9. Tập trung Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh để mắt của bạn được nghỉ ngơi hoặc nói chuyện với những người xung quanh. 10. Dầu gió Khi ngồi trên xe, bạn có thể lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì để tránh bị say. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào rốn, sau đó lấy băng che đi là được. 11. Không đọc sách báo Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp. Chỉ cần bạn liếc qua vài dòng trong sách cũng đủ đưa bạn vào trạng thái say xe ngay lập tức. 12. Tránh ngồi cạnh người cũng say xe Ngồi bên cạnh người bị say xe và sẽ khiến bạn say xe ngay lập tức. Do đó, nên tránh ngồi cạnh những người cũng bị say xe như bạn. 13. Cố gắng không bị phụ thuộc vào cảm giác me Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường. Đây là một trong những chú ý quan trọng vì rất nhiều người mắc phải. Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường. 14. Gừng tươi gung Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ôtô, bạn hãy đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi hăng và cay bay vào trong mũi. Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ôtô, bạn hãy đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi hăng và cay bay vào trong mũi. Cũng có thể cắt một miếng gừng và lấy băng dính dán vào rốn. Ngoài ra, trà gừng cũng là một phương pháp hữu hiệu. Bạn có thể uống trước trà gừng khi đi. Ngậm kẹo gừng cũng là một giải pháp, chất ngọt sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn não. 15. Thở bằng khí trời Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài và tránh để gió thốc thẳng vào đầu. Không nên ngồi trực tiếp dưới ánh nắng 16. Ấn huyệt nội quan Khi say xe, bạn có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. Đây là chiêu thường được các bác sỹ đông y áp dụng. 17. Trò chuyện với mọi người xung quanh Nếu có bạn bè đi cùng trong chuyến đi, những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe. Bạn cũng có thể mang theo một vài món đồ ăn vặt, một chiếc máy nghe nhạc, hát một mình hoặc một vài món đồ chơi trí tuệ …để làm thú vui tiêu khiển trên xe, chúng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe. Nên nhớ rằng yếu tố tình thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn. 18. Tránh xa các mùi khó chịu Tránh xa mùi thuốc lá, mùi nước hoa hay các chất tạo mùi khó chịu trên xe. Vì khói thuốc lá sẽ khiến cho tình trạng say xe của bạn trở nên say xe hơn vì thế bạn nên đề nghị những người đi chung xe với bạn không nên hút thuốc lá. Ban có thể thì bạn hãy mở cửa sổ ô tô để có thể tận hưởng không khí trong lành từ thiên nhiên cũng sẽ giúp bạn đỡ say hơn. 19. Tránh uống thức uống có ga tre Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc… Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc… những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị ghê cổ và buồn nôn. 20. Ngủ một chút nếu có thể Giấc ngủ trên xe sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chống lại cơn say. Nếu có thể, hãy ngủ một chút để quên cảm giác say. 21. Dùng khẩu trang Đây là chuyện có vẻ rất nhỏ nhưng lại tốt cho bạn. Khẩu trang giúp bạn không bị mùi của xăng và đồ trong xe ập thẳng vào khứu giác, từ đó đỡ đi cảm giác khó chịu và nôn nao ban đầu. 22. Trang bị túi dự phòng Bạn nên mang theo túi dự phòng để dùng trong những tính huống khẩn cấp như khi xe dừng lại. Đây là thời điểm những người say xe rất dễ bị nôn. Khi đã nôn xong, bạn nên uống nước có chất ngọt để đầu óc tỉnh táo hơn. 23. Những loại thực phẩm giúp chống say xe Ngoài gừng tưới, chanh (uống nước hay cắt lát ngậm) các loại cam quýt giúp chống buồn nôn khi say xe thì người bị say xe có thể ăn uống thêm các thực phẩm dưới đây. 24. Ngũ cốc nguyên hạt Trước khi lên tàu xe, bạn nên ăn các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Chúng có tác dụng hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa dễ dàng nên có thể giúp ngừa cảm giác say tàu xe. 25. Bánh mì sandwich Bánh mì sandwich kẹp rau, hoặc kẹp thịt nạc có tác dụng làm nhẹ dạ dày, nhờ thế sẽ giúp giảm cảm giác say tàu xe. 26. Trái cây khô Trong trường hợp bạn đang bị say tàu xe, ăn trái cây khô được chứng minh rất hiệu quả trọng việc làm dịu thần kinh cảm giác của bạn. Bên cạnh đó, trái cây khô còn chứa nhiều natri, có tác dụng giúp giảm nhẹ triệu chứng say tàu xe. 27. Sữa đậu nành Trong trường hợp bạn cảm thấy khó chịu ở dạ dày do say tàu xe, hãy uống sữa đậu nành. Loại thực phẩm này có thể giúp thư giãn dạ dày và giảm cảm giác chóng mặt, hoa mắt. 28. Nước me Uống khoảng hai ly nước ấm trước khi đi tàu xe là liều thuốc tốt cho những người bị say tàu xe. Uống khoảng hai ly nước ấm trước khi đi tàu xe là liều thuốc tốt cho những người bị say tàu xe. Vì phương pháp này có tác dụng giúp kéo giảm cảm giác buồn nôn. 29. Bánh quy giòn Các loại bánh quy giòn, đặc biệt là bánh quy mặn là loại thực phẩm có tác dụng hấp thu axít trong dạ dày nên có thể giúp ngăn ngừa hiệu quả các triệu chứng say tàu xe. 30. Khoai lang Khoai lang sống rất hiệu quả trong việc phòng chống say tàu xe, nó có tác dụng chống co thắt và trung hòa axit trong dạ dày do đó có tác dụng chống nôn, khoai lang tươi đã làm sạch, ăn nhai nuốt cả bã. Một phương pháp đơn giản khác để giảm bớt các triệu chứng say xe là nhai kẹo cao su và uống từng ngụm nước nhỏ trong suốt chuyến đi.

Rẻ tiền và nhiều công dụng đó chính là râu ngô


Râu ngô là loại dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ sử dụng và đặc biệt là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống ôxy hoá tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào. Theo Y học cổ truyền, râu ngô (bắp) và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất. Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, axit pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Tác dụng dược lý của râu ngô Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng. Uống nước râu ngô còn làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông. Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật . Nước luộc rau ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận. Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù có quan hệ đến bệnh tim. Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat. Nước hãm râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là tạng người dễ chảy máu. Bài thuốc từ râu ngô trị bệnh 1. Bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu Cho 10g râu ngô vào 200ml nuớc sôi, đun cách thủy 30 phút lấy nước hãm. Nếu làm nuớc sắc râu ngô thì lấy 10g râu ngô cho vào 300ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút. Nước hãm, nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20-60ml trước các bữa ăn 3-4 giờ. 2. Ho ra máu Râu ngô 50g, đường phèn 50g, cho vào nấu canh. Mỗi ngày 1 liều, uống 2 lần sáng, tối. 5 ngày 1 liệu trình. 3. Trị bệnh tiểu đường Mỗi ngày dùng 40-50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác: Mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… hiệu quả sẽ tốt hơn. 4. Râu ngô còn có tác dụng chữa bệnh huyết áp cao Uống nước luộc bắp mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 200cc cho đến khi áp huyết trở lại bình thường và ổn định. Dùng 30g râu bắp với 300cc nước sắc cạn còn 100cc, uống 1 lần mỗi ngày. 5. Chữa viêm gan, tắc mật, vàng da, tiểu vàng, đại tiểu tiện ra máu, phù thủng, viêm thận cấp Sắc 40g râu ngô khô (mua ở tiệm thuốc bắc) uống như nước trà trong ngày.

Thursday, August 27, 2015

Trứng chim cút – thuốc quý chữa bách bệnh

Ngoài việc từ xưa được chọn là món ngon trong các bữa ăn của các vị vua. Với phụ nữ trước và sau sinh, trứng cút còn có tác dụng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt… Vì vậy không ít các thầy thuốc ví đây như thực phẩm có khả năng chữa bách bệnh. Giá trị dinh dưỡng -Trứng cút rất giàu protein, chất béo, lecithin và các kích thích tố đặc biệt tốt cho não. Nhất là với các bệnh nhân đang chữa bệnh hay gặp chứng khó tiêu, trứng chim cút là thực phẩm phù hợp. Theo phân tích protein trứng cút cao hơn 30% so với trứng thông thường, trong khi lượng cholesteron lại thấp hơn.
Trứng chim cút giàu vitamin B, B2, muối, sắt… và lượng cholesteron thấp hơn các loại trứng khác. Vitamin B trong trứng cút cao hơn 188% so với các loại trứng khác. -Trứng chim cút còn tốt cho các bệnh nhân mắc bệnh lao, viêm gan, viêm màng não, các bệnh về dạ dày, tiểu đường, hen suyễn, tim, suy nhược thần kinh, cao huyết áp, huyết áp thấp, xơ cứng động mạch, trẻ con bị suy dinh dưỡng… -Với những ai có sức đề kháng kém, phụ nữ sau sinh bị thiếu máu… trứng chim cút cũng là sự lựa chọn tốt. Công dụng chữa bệnh Bổ não: Mặc dù protein và chất béo có trong trứng cút khá cao nhưng nó lại có chứa lecithin và cephalin cao hơn 3-4 lần so với các loại trứng khác và đây là những dinh dưỡng thiết yếu tốt cho sự hoạt động thần kinh. Photpho, lipit trong trứng cũng cao hơn 5-6 lần so với các loại trứng khác đặc biệt lợi cho não. Thành phần lysine, cystine… không thể thiếu với cơ thể trong mọi hoạt động. Bảo vệ thị lực: Với những ai hay phải làm việc nhiều với máy tính, riboflavin có trong trứng chim cút sẽ bảo vệ tốt cho đôi mắt của bạn. Tăng cường trí nhớ: Vì các thành phần dinh dưỡng có trong trứng chim cút dễ hấp thụ nên đây là thực phẩm được ví như loại thuốc thần cho não bộ. Trứng cút còn giàu vitamin D mà những loại trứng khác không thể sánh bằng – loại vitamin có thể giúp tăng cường trí nhớ, khả năng xử lý thông tin cho não bộ. Có nhiều người vẫn còn hoài nghi về những công dụng của trứng chim cút và cho rằng, cholesteron có trong lòng đỏ trứng đều cao nhưng với riêng trứng chim cút, vì có chứa thêm nhiều lecithin nên ăn lòng đỏ trứng cút sẽ không làm tăng lượng cholesteron trong máu.

Thursday, August 20, 2015

Những công dụng chữa bệnh quá tuyệt vời của quả mướp

Những công dụng chữa bệnh quá tuyệt vời của quả mướp Những công dụng của mướp
Viêm xoang, viêm họng, đại tiện ra máu, đau nhức thần kinh… là những chứng bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nhờ quả mướp bởi tất cả các bộ phận của loại quả này từ xưa đã trở thành bài thuốc quý trong Đông y. Trị viêm xoang Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc có thể dùng để trị rất nhiều bệnh. Từ hoa mướp đến xơ mướp, từ mướp tươi đến mướp khô đều có tác dụng trị bệnh mà không gây tác dụng phụ nào. Người ta biết đến nhiều nhất là tác dụng trị viêm xoang của quả mướp. Theo đó, chỉ cần dùng quả mướp khô sắc nước uống liên tục trong 8 ngày, người bệnh sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Cách làm đơn giản như sau: mướp đem phơi khô sau đó đem bỏ vào nồi rang cho mướp teo lại và đem nghiền thành bột mịn. Mỗi lần người bị viêm xoang nên uống 6g, ngày một lần vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, bụng chưa có gì. Kiên trì thực hiện trong 8 ngày, chứng viêm xoang sẽ biến mất. Trị đại tiện ra máu do trĩ Về chứng đi đại tiện khó khăn đến mức chảy cả máu, có thể dùng hoa mướp nấu nước uống hoặc đơn giản và phổ biến hơn, dùng mướp nấu canh ăn hàng ngày sẽ có tác dụng nhuận tràng. Nếu dùng hoa mướp, người bị trĩ chỉ cần dùng 30g hoa mướp nấu thành nước uống, uống mỗi ngày 1 lần. Đơn giản hơn, người bị trĩ có thể dùng mướp tươi nấu canh cùng thịt lợn nạc ăn hàng ngày. Chữa viêm họng Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần. Chữa ho, hen kéo dài: Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml. Điều trị huyết áp Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày. Trị đau nhức thần kinh Lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng dựa theo triệu chứng bệnh nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm. Chữa sốt cao, đau đầu Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5-10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2-3 lần trong ngày. Trị nổi mề đay Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi. Điều hòa kinh nguyệt Dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào lúc sáng sớm đói bụng có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Mỗi liệu trình 10 ngày.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ từ quả sấu

Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh. Quả sấu chín chứa 80% nước, 1% acid hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C. Quả có vị chua, hơi ngọt, tính mát; có kiện vị sinh tân, tiêu thực, làm ngon miệng và cũng tăng cường tiêu hoá. Sấu chữa bệnh: Chữa nôn nghén ở phụ nữ mang thai Quả sấu xanh nấu với cá diếc hoặc thịt vịt. Cách chế biến: Cá diếc 2 con, moi ruột, rửa sạch để ráo nước, ướp gia vị, đem nấu với 2 bát nước, khi nước sôi cho khoảng 1-3 quả sấu đã nạo vỏ, đun trong 7-10 phút bắc ra rồi dầm sấu, nêm gia vị cho vừa ăn. Ăn lúc nóng hoặc có thể thay canh ăn với cơm. Mỗi tuần nên ăn khoảng 3-5 lần. Chữa ho Cùi quả sấu tươi 15 g, ngâm với ít muối, ngày ngậm 3-5 lần, tốt nhất nên ngậm vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Hoặc cùi sấu 25 g sắc với 250 ml nước còn 100 ml, chia làm 2 lần uống, khi uống cho thêm đường. Uống trong 3 ngày. Với trẻ em, có thể lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm. Trị bỏng Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết…. Ở Vân Nam, Trung Quốc người ta còn sử dụng quả sấu giã ra trị ngứa lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ cây được làm thuốc trị sưng vú ở phụ nữ. Tăng cường hệ tiêu hóa Nhờ có vị chua thanh nên sấu có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa. Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn. Chữa say rượu Dùng 4 – 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống. Chứng nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng Lấy từ 4 – 6g cùi quả sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc 8g cùi quả sấu hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền. Hoặc có thể lấy quả sấu chín đem dầm với muối hay đường ăn trong ngày. Chữa lở ngứa Lá sấu rửa sạch, sắc lấy nước để chữa mụn loét, hoại tử, vết thương lâu lành. Tăng cường tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng: 200g quả sấu tươi đã cạo vỏ đem hấp với đường, khi dùng pha với nước uống trong ngày. Ngày uống 2-3 lần. Hoặc có thể dùng quả sấu để nấu canh chua với thịt nạc băm hoặc thái miếng nhỏ mỏng, món này vừa dễ làm, bổ dưỡng có thanh nhiệt và kích thích tăng cường tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Cách chọn sấu ngon Quả Sấu chín dùng ăn hay làm mứt sấu chữa bệnh ngứa cổ khó chịu, làm long đờm, thanh giọng. Nếu hấp với đường dùng làm thuốc giải khát. Để chọn mua sấu xanh tươi ngon, nên chọn kỹ từng quả một. Không nhặt những quả có vỏ thâm, dập. Sấu ngon là quả có lớp vỏ hơi sần. Những quả sấu láng bóng sẽ không ngon vì chúng còn quá non. Chọn quả sấu xanh có cùi dày để được nhiều thịt chua. Chọn sấu loại quả vừa đủ già tới, cùi sẽ dày, vỏ hơi sần chứ không láng bóng vì quả sấu da vẫn còn láng bóng là quả sấu non, khi làm sẽ bị ủng. Hoặc cũng có thể chọn loại sấu bánh tẻ vì lúc này thịt sấu còn dày, hạt nhỏ, nên chỉ cần dùng ít quả mà vẫn được nồi canh ngon lành, còn sấu đã quá già thì có khi chỉ gọt vỏ thôi, cũng đã gần vào đến hạt., ít chua.

Monday, April 27, 2015

Chữa bệnh gút bằng lá tía tô

a tô chữa bệnh gút: Nếu bị bệnh gút, trong nhà lúc nào cũng cần có lá tía tô để dùng bất cứ lúc nào. Khi bị lên cơn đau do bệnh gút, lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi đun thật kỹ, (như sắc thuốc Bắc) rồi uống. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ. Hàng ngày dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên, dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại. Bài thuốc này không có tác dụng phụ, lại có tác dụng nhanh nên người bệnh có thể kiểm chứng công dụng của nó ngay lập tức. Dùng lâu dài để ngăn bệnh tái phát.