Showing posts with label hiệu quả. Show all posts
Showing posts with label hiệu quả. Show all posts

Sunday, September 13, 2015

Trị Đau Dạ Dày Cấp Tốc Bằng Gừng Tươi

Đau dạ dày là bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất. Căn bệnh gây nên những cơn đau dai dẳng và khó điều trị triệt để…

Dấu hiệu nhận biết bị đau dạ dày
Đau thượng vị
Đau thượng vị là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo rằng bạn đang mắc chứng đau dạ dày.
Cảm giác đau tùy từng mức độ bệnh lý. Có thể là đau âm ỉ trong nhiều giờ, đau tức bụng, dạ dày cảm thấy nóng rát khó chịu.
Các cơn đau thường đến vào khi bạn quá đói hay ăn quá no.
Ăn kém
Người mắc bệnh dạ dày khiến dạ dày bị suy giảm chức năng làm cho sự trì trệ trong tiêu hóa diễn ra nên người bệnh thường có hiện tượng tức bụng.
Ăn không tiêu nên người bệnh thường bị kém ăn, ăn không ngon miệng.
Ợ chua, ợ hơi
Lượng thức ăn bị tồn đọng ở dạ dày khiến chúng lên men khiến bạn bị ợ chua, ợ hơi nóng lên nửa chừng kèm theo hiện tượng đau sau mũi ức hoặc sau xương ức.
Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn là biểu hiện của các chứng bệnh dạ dày bạn có thể gặp nư: đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,…
Khi có những dấu hiệu như trên chứng tỏ bạn đã mắc các bệnh có liên quan đến dạ dày, thường là do đau dạ dày gây nên. Bạn nên đi khám để biết được mức độ bệnh lý ra sao.
Cách chữa đau dạ dày bằng gừng tươi
Nếu dùng các loại thuốc tây quá nhiều sẽ gây nên nhiều phản ứng phụ, nhờn thuốc,…
Với cách sử dụng gừng tươi dưới đây bạn sẽ không cần phải dùng đến thuốc mà vẫn thoát khỏi cơn đau dạ dày một cách “cấp tốc”.
Vì sao lại dùng gừng chữa đau dạ dày?
Trong gừng tươi chứa Tecpen và Oleoresin là 2 thành phần có tính sát trùng, chống viêm, giãn nở mạch máu, lưu thông và đau vô cùng hiệu quả. Chúng còn được coi là 2 chất kháng sinh tự nhiên hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Nhờ 2 chất này mà các enzyme trong máu và dạ dày bị ức chế một cách tự nhiên. Do đó, gừng tươi được coi là vị thuốc quý với những người mắc bệnh dạ dày
Khi dịch vị dạ dày giảm do viêm sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn, khiến người bệnh cảm thấy chán ăn thì người ta cũng sẽ dùng gừng để kích thích sự thèm ăn.
Một số nghiên cứu của Nhật Bản đã phát hiện ra rằng vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 – Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil,...đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh.
Đồng thời, một số nghiên cứu cũng cho rằng gừng có tác dụng chống buồn nôn và nôn mửa, say tàu xe và nhức đầu rất tốt.
Hiệu quả kéo dài trong 4 giờ lên đến 90%. Điều này sẽ có tác dụng chống lại chứng nôn và buồn nôn của những người bị đau dạ dày.
Do đó, không chỉ giúp giảm đau dạ dày mà gừng tươi còn có lợi cho tiêu hóa, điều trị táo bón rất hữu hiệu.

Các bài thuốc dùng gừng chữa đau dạ dày:
- Gừng ngâm giấm
Dùng gừng tươi thật già để có giá trị dinh dưỡng và các hoạt chất cao nhất. Đem rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt lát mỏng, đều.


Sau đó xếp gừng lát vào 1 lọ thủy tinh sạch và khô rồi cho dấm gạo ngon vào để ngâm trong khoảng 7 ngày. Bạn nên bảo quản gừng ngâm dấm ở những nơi thoáng mát, khô ráo hay ở ngăn mát tủ lạnh cũng được.
Mỗi khi lên cơn đau dạ dày bạn nên ăn 2-4 lát gừng cơn đau sẽ dịu lại. Do gừng có tác dụng tăng cường tiêu hoá, kháng khuẩn, chống viêm tốt cộng với dấm làm trung hòa lượng axit trong dạ dày giúp bạn giảm đau “cấp tốc”.
- Trà gừng
Cách nhanh chóng và đơn giản nhất là bạn có thể sử dụng trà gừng để giảm cơn đau dạ dày.
Vào mỗi sáng khi uống trà bạn nên cho vài lát gừng tươi vào uống cùng như vậy dạ dày sẽ rất dễ chịu, không còn hành hạ bạn trong vòng 2-3 ngày tiếp theo.
- Nước gừng, chanh và mật ong
Dùng gừng tươi ép lấy nước cốt và nước cốt chanh tươi pha cùng 1 cốc nước sau đó thêm 1 thìa mật ong vào, quấy đều rồi uống. Uống đều đặn mỗi sáng dạ dày của bạn sẽ gần như không có biểu hiện đau nữa.
Nếu khi đang lên cơn đau dạ dày, uống một cốc nước hỗn hợp như này cũng sẽ khiến dạ dày vơi đi cơn đau và ổn định trở lại.
Một số lưu ý khi dùng gừng

- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Người chuẩn bị mổ hay sau mổ, ho ra máu, băng huyết, chảy máu cam, trĩ chảy máu,…thì không nên dùng.
- Người cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét thì không được dùng.
- Người bệnh tiểu đường, tim mạch, phụ nữ mang thai không dùng nhiều gừng và kéo dài.

Thursday, September 10, 2015

Chữa Cảm Cúm Dứt Điểm Tại Nhà Không cần Dùng Thuốc

Khi bị cảm cúm rất nhiều người thường tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không đến cơ sở y tế khám. Điều này hết sức nguy hiểm bởi kháng sinh.


Bệnh cúm là một tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể gây ra sốt, đau đầu, ho, đau họng và đau cơ, nhưng hiếm khi nó gây kích ứng dạ dày hoặc nôn. Một người tiếp xúc với người bị cúm càng lâu thì nguy cơ bị lây nhiễm cúm càng cao. Ví dụ như ở nước Mỹ, có khoảng 5 – 20% dân số mắc bệnh cúm mỗi năm. Một lý do làm cho bệnh lý này khá phổ biến là vì có nhiều loại vi-rút khác nhau có thể gây ra bệnh lý này.
Tất cả các vi-rút cúm tấn công vào hệ hô hấp của cơ thể – phổi và đường dẫn khí, bao gồm hầu họng và mũi – gây ra những triệu chứng của bệnh cúm điển hình.
Các dấu hiệu chính của cúm bao gồm:
– Ho khan
– Đau họng
– Sốt
– Đau đầu
– Rét run
– Đau cơ hoặc đau khắp cơ thể
– Mệt mỏi
Đôi khi rất khó để có thể phân biệt được giữa cúm và cảm lạnh thông thường nếu chỉ dựa vào triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, nhìn chung thì cúm có thời gian khởi phát bệnh ngắn hơn, các triệu chứng sẽ nặng hơn và có thể kèm theo sốt và đau cơ. Còn đối với cảm lạnh thông thường, các triệu chứng thường xuất hiện từ từ và thường chỉ ảnh hưởng đến mũi, họng, xoang và phần ngực trên.
Vi-rút cúm là những vi-rút trong không khí, nghĩa là chúng có thể di chuyển trong không khí và lây lan từ người này sang người khác. Chúng thường xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua mũi, miệng, hoặc mắt – bằng cách hít vào hoặc do bàn tay bị dính bởi vi khuẩn rồi chạm vào vùng miệng, mũi hoặc mắt.
Thông thường, tình huống này xảy ra là vì khi một người có vi-rút cúm ở bàn tay, có thể do họ ho hoặc hắt hơi vào bàn tay. Những người khỏe mạnh sẽ lây nhiễm vi-rút cúm này thông qua tiếp xúc bàn tay với người bị bệnh, hoặc do chạm vào những đồ vật chứa mầm bệnh cúm vừa mới tiếp xúc với một người bị bệnh.
Điều không cần bàn cãi, một trong những cách tốt nhất để giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh cúm là rửa tay thường xuyên trong suốt mùa cúm. Việc tiêm vắc-xin cúm hàng năm cũng là một cách tốt để tránh bị bệnh. Thêm vào đó, tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết vắc-xin cúm nào là phù hợp với bạn
Trong hầu hết các trường hợp, những người bị bệnh cúm sẽ phục hồi trong vòng từ 5 đến 7 ngày. Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước. Các thuốc không qua kê đơn cũng có thể giúp làm giảm mức độ nặng của các triệu chứng.

1, Chữa cảm cúm bằng uống nước gừng nóng ( Tuyệt Vời Khi Chữa Cho Trẻ Em )

Thái vài lát gừng rồi cho vào nước đun sôi lên, thêm đường hoặc mật ong rồi cho bé uống nóng. Một ngày uống 3 lần hoặc uống mỗi khi bé có triệu chứng cúm khó chịu sẽ cho hiệu quả tức thì.

2, Chữa cảm cúm bằng tỏi

Tỏi là phương thuốc chữa cảm cúm hàng đầu được khuyên dùng vì sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Để điều trị cảm cúm bằng tỏi bạn chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần.
Đây là một biện pháp xông mũi họng rất đơn giản, lành tính nhưng rất hiệu quả. Bên cạnh đó tỏi cũng được xác định là rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu.
Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.

3, Chữa cảm cúm bằng Kinh giới

Kinh giới thường được sử dụng cùng tía tô, là một trong những vị thuốc đầu bảng trị cảm mạo phong hàn. Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết.
Kinh giới là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc gia truyền trị cảm mạo, ho dai dẳng. Mẹ có thể giã mấy lá kinh giới, thêm đường phèn hoặc mật ong đem hấp nồi cơm rồi cho bé ăn nóng. Tinh dầu kinh giới giúp bé thông mũi, dịu họng nhanh chóng.




4, Chữa cảm cúm bằng Hành ta
Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Hành cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống).
Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được. Bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà và kết hợp với bài thuốc từ kinh giới, tía tô kể trên.

Chữa Dứt Điểm Cảm Cúm Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc

Khi bị cảm cúm rất nhiều người thường tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không đến cơ sở y tế khám. Điều này hết sức nguy hiểm bởi kháng sinh.


Bệnh cúm là một tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể gây ra sốt, đau đầu, ho, đau họng và đau cơ, nhưng hiếm khi nó gây kích ứng dạ dày hoặc nôn. Một người tiếp xúc với người bị cúm càng lâu thì nguy cơ bị lây nhiễm cúm càng cao. Ví dụ như ở nước Mỹ, có khoảng 5 – 20% dân số mắc bệnh cúm mỗi năm. Một lý do làm cho bệnh lý này khá phổ biến là vì có nhiều loại vi-rút khác nhau có thể gây ra bệnh lý này.
Tất cả các vi-rút cúm tấn công vào hệ hô hấp của cơ thể – phổi và đường dẫn khí, bao gồm hầu họng và mũi – gây ra những triệu chứng của bệnh cúm điển hình.
Các dấu hiệu chính của cúm bao gồm:
– Ho khan
– Đau họng
– Sốt
– Đau đầu
– Rét run
– Đau cơ hoặc đau khắp cơ thể
– Mệt mỏi
Đôi khi rất khó để có thể phân biệt được giữa cúm và cảm lạnh thông thường nếu chỉ dựa vào triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, nhìn chung thì cúm có thời gian khởi phát bệnh ngắn hơn, các triệu chứng sẽ nặng hơn và có thể kèm theo sốt và đau cơ. Còn đối với cảm lạnh thông thường, các triệu chứng thường xuất hiện từ từ và thường chỉ ảnh hưởng đến mũi, họng, xoang và phần ngực trên.
Vi-rút cúm là những vi-rút trong không khí, nghĩa là chúng có thể di chuyển trong không khí và lây lan từ người này sang người khác. Chúng thường xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua mũi, miệng, hoặc mắt – bằng cách hít vào hoặc do bàn tay bị dính bởi vi khuẩn rồi chạm vào vùng miệng, mũi hoặc mắt.
Thông thường, tình huống này xảy ra là vì khi một người có vi-rút cúm ở bàn tay, có thể do họ ho hoặc hắt hơi vào bàn tay. Những người khỏe mạnh sẽ lây nhiễm vi-rút cúm này thông qua tiếp xúc bàn tay với người bị bệnh, hoặc do chạm vào những đồ vật chứa mầm bệnh cúm vừa mới tiếp xúc với một người bị bệnh.
Điều không cần bàn cãi, một trong những cách tốt nhất để giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh cúm là rửa tay thường xuyên trong suốt mùa cúm. Việc tiêm vắc-xin cúm hàng năm cũng là một cách tốt để tránh bị bệnh. Thêm vào đó, tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết vắc-xin cúm nào là phù hợp với bạn
Trong hầu hết các trường hợp, những người bị bệnh cúm sẽ phục hồi trong vòng từ 5 đến 7 ngày. Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước. Các thuốc không qua kê đơn cũng có thể giúp làm giảm mức độ nặng của các triệu chứng.

1, Chữa cảm cúm bằng uống nước gừng nóng ( Tuyệt Vời Khi Chữa Cho Trẻ Em )

Thái vài lát gừng rồi cho vào nước đun sôi lên, thêm đường hoặc mật ong rồi cho bé uống nóng. Một ngày uống 3 lần hoặc uống mỗi khi bé có triệu chứng cúm khó chịu sẽ cho hiệu quả tức thì.

2, Chữa cảm cúm bằng tỏi

Tỏi là phương thuốc chữa cảm cúm hàng đầu được khuyên dùng vì sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Để điều trị cảm cúm bằng tỏi bạn chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần.
Đây là một biện pháp xông mũi họng rất đơn giản, lành tính nhưng rất hiệu quả. Bên cạnh đó tỏi cũng được xác định là rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu.
Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.

3, Chữa cảm cúm bằng Kinh giới

Kinh giới thường được sử dụng cùng tía tô, là một trong những vị thuốc đầu bảng trị cảm mạo phong hàn. Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết.
Kinh giới là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc gia truyền trị cảm mạo, ho dai dẳng. Mẹ có thể giã mấy lá kinh giới, thêm đường phèn hoặc mật ong đem hấp nồi cơm rồi cho bé ăn nóng. Tinh dầu kinh giới giúp bé thông mũi, dịu họng nhanh chóng.




4, Chữa cảm cúm bằng Hành ta
Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Hành cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống).
Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được. Bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà và kết hợp với bài thuốc từ kinh giới, tía tô kể trên.

Tuesday, September 8, 2015

Chữa Bỏng Hiệu Quả, Không Để Lại Sẹo Bằng Trứng Gà

Khi bị bỏng, dù nặng đến mấy, hãy làm theo cách này, chắc chắn khỏi, ko cần đến bác sĩ

Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên .
Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó.
Tay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một lớp màng.
Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều thì họ không còn cảm thất đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị đỏ chút ít.
Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại thẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tay mình không còn vết phỏng nào, màu da cũng đã trở lại bình thường!
Chỗ phỏng đã hoàn toàn được tái tạo nhờ vào chất cô-la-gen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhau (placenta) chứa rất nhiều vi-ta-min.

Cure Burns Effect, no incisions Bang Chicken Eggs
When burned, heavy though it is, let's do it this way, certainly out, no need to doctor
When training firefighters, we teach them this method occurs when the burn cases, even to the extent where there are heavy. To aid people to the burn under cold running water until the heat reduced and the skin is no longer burnt, then apply egg white to.
A man with an almost scald hands. Although very painful, they are to hand under cold running water, then beat two eggs, for whites to brush up a bit and dipped their hands on it.
Hand them seriously burnt so as to egg whites onto the dry skin and whites made into a film.
Knowing that egg whites are chocolate-gen quality (collagen) naturally, they continue to apply this to other classes of all grades on hand, at least for about one hour. By the way, they no longer feel sore anymore interior and the next day it burns just a little redness.
They still think this burns scarring can always terrible, but 10 days later, they were extremely surprised to see his hands do not burn, skin color has returned to normal!
The burn has completely been reconstructed thanks to quality chocolate-gene in the egg white, which is another fact (placenta) contain a lot of vitamins.

Friday, September 4, 2015

Bài Thuốc Trị Đau Mắt Đỏ Bằng Rau Diếp Cá, Chỉ Với 3 Ngày

Đau mắt đỏ có thể kéo dai dẳng từ 7- 10 ngày, thậm chí còn kéo dài hơn nữa nếu bạn không biết cách vệ sinh, chăm sóc và chữa trị. Triệu chứng đau mắt đỏ Đau mắt đỏ hay còn goại là viêm kết mạc do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè hay khi thời tiết nóng ẩm bất thường. Rất dễ phát hiện bệnh đau mắt đỏ vì khi bị đau mắt đỏ màu mắt của bạn sẽ nhanh chóng chuyển sang màu đỏ, có ghèn chảy ra khóe mặt. Đặc biệt vào buổi sáng thức dậy có khi ghèn mắt tiết ra nhiều có thể khiến 2 mí mắt dính chặt vào nhau, phải dùng khăn thấm nước ẩm mới mở được mắt ra. Ngoài hiện tượng mắt đỏ và ghèn mắt người bệnh còn thấy cảm giác nhằm nhặm, khó chịu trong mắt. Bệnh lây lan rất nhanh từ mắt này sang mắt kia hay khi nhìn vào mắt người bệnh cũng khiến bạn bị lây bệnh.
Mắt người bệnh tiết ra dử có màu vàng hoặc màu xanh, mí mắt sưng mọng, đau nhức, chảy nước mắt liên tục. Cách chữa đau mắt đỏ bằng rau diếp cá Nhiều người bị đau mắt đỏ thường dùng nhiều loại thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ mắt mà bệnh tiến triển rất lâu khiến bạn phải chịu nhiều bất lợi trong sinh hoạt.
Diếp cá có tính mát được xem như loại rau – thảo dược mộc luôn có sẵn trong vườn nhà, hay có thể bỏ ra 1-2.000 đồng đã có một mớ để dùng. Cách chữa đau mắt đỏ bằng rau diếp cá rất đơn giản như sau: Cách 1: Dùng một nắm rau diếp cá tươi sắc lấy nước uống trong ngày. Dùng bã rau diếp cá quấn vào gạc rồi đắp lên mắt qua đêm là thấy bệnh tiến triển hẳn. Dùng trong 3 ngày sẽ không còn cả giác đau, nhặm trong mắt, màu mắt trắng dần ra, các dử xanh, vàng không còn nữa. Dùng thêm 1-2 ngày nữa là khỏi hẳn chứng đau mắt đỏ. Cách 2: Dùng cho trẻ nhỏ: Rửa sạch 1 nắm lá rau diếp cá tươi, tráng qua nước đun sôi để nguội, để ráo rồi đem giã nát, cho vào miếng gạc sạch, đắp lên mắt. Dùng 2 lần/ ngày tác dụng sẽ nhanh hơn. Dùng cho người lớn: Tương tự cách làm như trên, bạn có thể cho thêm vài hạt muối hột vào giã cùng rau diếp cá. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến mắt bạn hơi sót. Vì vậy, chỉ nên áp dụng cho người lớn tránh làm trẻ khó chịu mà quấy khóc. Ngoài công dụng chữa đau mắt đỏ, diếp cá còn được dùng để ăn sống, xay nước uống chữa mụn nhọt, giải độc, thanh nhiệt cho cơ thể rất tốt.

Wednesday, September 2, 2015

4 Cách Chữa Viêm Mũi, Viêm Xoang Hiệu Quả

Trong những bài thuốc chữa bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết thì cây hoa xuyến chi hay trong dân gian còn gọi là cây hoa cứt lợn là 1 loại thuốc không thể thiếu ,các thầy thuốc hay các nhà khoa học đều không thể phủ nhận rằng công dụng tuyệt vời của nó :
1, Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.

2,Dịch ép tỏi 1 phần
, mật ong 2 phần, hai thứ hoà đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày
3, Mật ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 đến 3 lần.
4, Dây mướp ty qua đằng, lấy đoạn gần gốc khoảng 1cm, thịt lợn nạc 60g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu trình, dùng liên tục 3 liệu trình.

Chữa Hôi Nách Bằng Trứng Gà Hiệu Quả

Cách trị hôi nách đang được rất nhiều người quan tâm và chia sẻ cho nhau để giúp điều trị hôi nách hiệu quả nhất cho mỗi người. Trong đó cách trị hôi nách bằng trứng gà được rất nhiều bạn chia sẻ là cách trị hôi nách hiệu quả tốt nhất mà nhiều người đã từng trải nghiệm. Trứng gà có thực sự chữa được hôi nách? Trứng gà là một loại thực phẩm bổ dưỡng và được rất nhiều người trên thế giới yêu thích và sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Trứng gà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể của bạn. Trong trứng gà có rất nhiều vi chất tốt cho sức khoẻ như vitamin A, B6, B12, D… hay canxi, sắt… Không chỉ cung cấp những vi chất dinh dưỡng cho sức khoẻ mà trứng gà còn mang lại nhiều lợi ích trong việc làm đẹp như trị thâm cho da, tẩy tế bài chết. Ngoài ra trứng gà còn có thể chữa hôi nách hiệu quả mà nhiều người đã từng thử nghiệm và cho nhận xét tốt về cách chữa hôi nách bằng trứng gà. Cách chữa hôi nách bằng trứng gà Cách chữa hôi nách bằng trứng gà là phương pháp chữa hôi nách dân gian đã có từ rất lâu nhưng do một vài biến cố vì xuất hiện dịch cúm gia cầm và virút có thể lây sang người nên cách chữa hôi nách này đã bị mai một và dần lãng quên. Cách làm: Đem trứng đi rửa sạch rồi cho vào nồi luộc sôi khoảng 7 phút rồi tắt lửa đem ra. Bóc vỏ trứng ngay sau khi đem ra , sau khi bóc vỏ thì để trứng cho nguội sau đó lăn lên nách mỗi bên một quả. Lăn trứng khoảng 2 phút rồi cắt một lát gừng mỏng và chà xát lên nách trong 5 phút để có hiệu quả sát khuẩn tối ưu. Cách làm này giúp loại bỏ vi khuẩn và gây ức chế tuyến mồ hôi , làm giảm lượng mồ hôi tiết ra hàng ngày và vi khuẩn cũng ít hơn sẽ giúp giảm bớt mùi hôi nách khó chịu mà ai cũng muốn loại bỏ. Với những phương pháp trị hôi nách dân gian đòi hỏi tính kiên trì thực hiện trong một thời gian dài, để có hiệu quả nhanh bạn cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau và chế độ ăn uống cũng phải cân nhắc. Mà khi kết hợp nhiều phương pháp khác nhau rất dễ làm tổn thương cho da và dễ bị dị ứng da Ngày nay công nghệ hiện đại, y học cũng phát triển rất nhiều và bệnh hôi nách cũng không hẳn là một căn bệnh không thể chữa. Nhưng để tìm ra cách chữa hôi nách phù hợp và hiệu quả cho mình là một điều mà ai cũng băn khoăn. Thuốc trị hôi nách tận gốc chữa hết hẳn mùi hôi nách khó chịu và không tốn nhiều thời gian như chữa hôi nách bằng phương pháp dân gian. Hiện tại điều trị hôi nách bằng thuốc trị hôi nách đang được nhiều chuyên gia khuyên dùng bởi hiệu quả mà thuốc đem lại.

Monday, August 31, 2015

Bài thuốc trị đau nửa đầu

Theo Đông y, hội chứng đau nửa đầu (Meniere) thuộc chứng huyễn vựng gồm triệu chứng chóng mặt là chủ yếu kết hợp với các chứng ù tai, nôn mửa. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh theo từng thể. Thể can phong: do can hỏa vượng, can dương bốc lên, can thận […] Theo Đông y, hội chứng đau nửa đầu (Meniere) thuộc chứng huyễn vựng gồm triệu chứng chóng mặt là chủ yếu kết hợp với các chứng ù tai, nôn mửa. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh theo từng thể. Thể can phong: do can hỏa vượng, can dương bốc lên, can thận âm hư gây ra. Thường gặp ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm… Biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, đắng, nôn mửa, phiền táo, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền, tế, đới sác. Phép chữa: bình can tức phong, tiềm dương, hoặc bổ thận âm, bổ can huyết. Dùng một trong các bài thuốc sau: Bài 1: thục địa 16g, quy bản 12g, miết giáp 12g, câu kỷ tử 12g, long cốt 12g, mẫu lệ 18g, câu đằng 16g, táo nhân 12g. Sắc uống. Bài 2: Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g; phục linh, trạch tả, đơn bì, bạch thược, đương quy, cúc hoa mỗi vị 8g; long cốt 12g; mẫu lệ 12g; câu kỷ tử 12g. Sắc uống. Bài 3: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 12g, câu đằng 16g, phục linh 12g, tang ký sinh 16g, dạ giao đằng 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, thạch quyết minh 20g. Sắc uống. Bài 4: Nếu huyết áp tăng gây chóng mặt, phiền táo, ngủ ít, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, Biễu hiện của chứng can hỏa vượng thì dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, sài hồ 12g, sinh địa 16g, đương quy 8g, mộc thông 12g, xa tiền 16g, trạch tả 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g. Sắc uống. Thể huyết hư: thường gặp ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch. Biểu hiện: sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên, ăn kém, chất lưỡi nhạt ít rêu, chóng mặt, hoa mắt. Mạch tế nhược. Kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, sắc kinh nhạt. Phép chữa: dưỡng huyết, tức phong. Dùng một trong các bài thuốc sau: Bài 1: thục địa 16g, xuyên khung 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 16g, tang ký sinh 16g, ngưu tất 12g, long nhãn 12g, cỏ nhọ nồi 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống. Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, tang ký sinh 16g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, hà thủ ô 16g, a giao 8g, ngưu tất 12g. Sắc uống. Bài 3: Bát trân thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh 16g. Sắc uống. Bài 4: Ngũ vị tử thang: ngũ vị tử 8g, toan táo nhân 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, đương quy 8g. Sắc uống. Thể hàn thấp:
Biểu hiện: người béo trệ, chóng mặt, hoa mắt, lợm giọng, buồn nôn, ngủ hay mê, ăn kém, sáng hay khạc ra đờm, miệng nhạt, lưỡi bệu, rêu dính, mạch hoạt. Phép chữa: hòa đàm trừ thấp. Dùng bài Nhị trần thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ chế 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. – Nếu miệng đắng, lưỡi khô, tiểu vàng, phiền táo, đại tiện táo thêm trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, bạch thược 12g, địa long 8g, thạch xương bồ 8g. – Nếu rêu lưỡi trắng dính, đại tiện lỏng, miệng không khát, thêm đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, trạch tả 8g. Kết hợp day bấm các huyệt sau: – Nội quan: từ cổ tay phía lòng bàn tay đo lên 2 tấc, cách 2 ngón tay 2 và 3. – Lao cung: từ khe giữa ngón tay thứ 3 và thứ 4 kéo thẳng xuống giữa lòng bàn tay. – Thiên lịch: trên huyệt dương khê 3 tấc. – Phong trì: phía sau tai, chỗ lõm ở chân tóc. – Định huyễn: từ phong trì đo lên 1 thốn. Chủ yếu là day bấm 2 huyệt lao cung và thiên lịch có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Phối hợp tất cả các huyệt có tác dụng thanh nhiệt ở lục phủ ngũ tạng, thanh tâm hỏa, trừ thấp nhiệt, lương huyết, định tâm, an thần, thông mạch lạc, trị đau đầu, ù tai, đau các dây thần kinh, có tác dụng tốt trong phòng và trị bệnh đau nửa đầu.

Sunday, August 30, 2015

Chữa Bệnh Huyết Áp Hiệu Quả Bằng 5 Món Ăn Ngon


5 món canh ngon, bổ cho người bệnh tăng huyết áp Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc ăn uống hợp lý đã trở thành một biện pháp không thể thiếu để phòng và chữa bệnh tăng huyết áp. “Ở người tăng huyết áp nếu ăn uống không đúng thì cho dù có dùng thuốc hạ áp đều đặn, đúng giờ đến đâu cũng kém hiệu quả”, PGS Lâm nói. Theo đó, chế độ ăn hạ huyết áp là chế độ giàu quả chín, rau xanh, sản phẩm sữa ít béo, bao gồm cả ngũ cốc toàn phần, thịt gia cầm, cá và lạc. Chế độ ăn này giảm chất béo, thịt đỏ, nước giải khát có đường, giảm chất béo no, giảm cholesterol, tăng kali, can xi… và chất xơ. PGS Lâm cũng đưa ra cách chế biến một số món canh giúp hạ huyết áp. Canh cá lóc, giá và cải canh: Cá lóc 50g, giá 50g, cải canh 30g, tỏi 10g, hành 5g, bột canh. Thịt cá làm sạch xào chung với giá và cải xanh , cho hành tỏi vào cho thơm. Sau đó cho vào nồi nấu sôi, nêm một chút bột canh là được. Mỗi ngày ăn một lần. Canh thịt lợn, cà tím và dưa chuột: Thịt lợn nạc 50g, cà tím 50g, dưa chuột 30g, tỏi 10g, hành 5g, dầu vừng 10g, bột canh. Dưa chuột rửa sạch, cắt miếng; cà rửa sạch cắt miếng; thịt lợn rửa sạch, cắt miếng; hành cắt đoạn, tỏi bỏ võ giã nát. Để nồi nóng đổ dầu vào phi hành cho thơm rồi xào sơ thịt đã ướp tỏi. Sau đó cho nước vào nấu sôi rồi bỏ các thứ nấu thêm chừng 20 phút là được. Dùng ăn thay thức ăn.
Canh tôm củ cải trắng: Củ cải trắng 150g, đậu phụ 100, tôm nhỏ 50g, giá đậu tương (hoặc đậu xanh) 50g; gừng 3g, hành 5g, tỏi 5g, dầu 30g, bột canh. Cải trắng rửa sạch, cắt miếng; giá đậu rửa sạch, bỏ rễ; đậu phụ rửa sạch cắt miếng vuông; tôm rửa sạch, gừng cắt lát; hành cắt khúc; tỏi bỏ vỏ, cắt lát. Để nồi nóng đổ dầu vào, phi gừng, hành cho thơm đổ nước vào nấu sôi với củ cải trắng bằng lửa lớn. Sau đó cho các thứ còn lại vào nấu bằng lửa nhỏ cho chín. Mỗi ngày ăn một lần, nhớ ăn hết cả cái lẫn nước. Canh rong biển, đậu đen và hải sâm: Rong biển 50g, đậu đen 150g, hải sâm 50g, bột canh. Rong biển rửa sạch, cắt sợi; hải sâm ngâm nước mềm, cắt miếng mỏng; đậu đen ngâm nước, rửa sạch. Cho rong biển, đậu đen, hải sâm vào nồi, đổ khoảng 1l nước. Dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 90 phút, nêm một chút bột canh vào là được. Mỗi ngày ăn một lần, ăn hết cả cái lẫn nước.
Canh cá diếc nấu với sò biển: Cá diếc 150g, sò biển 30g (hoặc dạng khô thì chỉ dùng 12g); cải canh 100g; đậu phụ 150g; rượu 10g; gừng 5g; hành 5g; dầu vừng 10g; bột canh. Cá diếc đánh vẩy, bỏ mang, bỏ ruột làm sạch; đậu phụ cắt miếng; gừng cắt lát, hành cắt khúc; rau cải canh rửa sạch. Lấy dầu, muối ướp cá, nấu sôi cá với sò, gừng, hành bằng lửa lớn sau đó cho đậu phụ vào, vặn lửa nhỏ hầm riu riu thêm 30 phút rồi cho rau cải canh vào là được. Mỗi ngày ăn một lần, ăn cả cái lẫn nước.

Friday, August 28, 2015

Tuyệt chiêu "ngàn dặm" không say tàu xe

Say tàu xe còn gọi là say sóng, một hội chứng xảy ra khi di chuyển bằng tàu thuyền, xe hơi hoặc máy bay. Các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, đổ nhiều mồ hôi, tụt huyết áp… Y học gọi là rối loạn tiền đình do di chuyển.
Triệu chứng say tàu xe thường gặp là chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi, tụt huyết áp... Triệu chứng say tàu xe thường gặp là chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi, tụt huyết áp... Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện tượng say khi đi phương tiện ảnh hưởng tới hơn 80% dân số, phổ biến nhất là khi họ đi bằng xe ôtô, máy bay hoặc đi tàu trên biển; trong đó, khoảng 60% là trẻ em ở tuổi từ 5 đến 16. Hơn 1/3 lái xe thú nhận họ thường xuyên căng thẳng hoặc quẫn trí khi hành khách của mình bị say xe và hơn 1/4 cho biết họ sẽ dừng lại để chăm sóc người bị say hoặc lái thật nhanh đến đích cuối cùng. Tuy nhiên, chỉ có một nửa trong số lái xe được hỏi thừa nhận họ đã chuẩn bị đầy đủ để tránh tình huống này. Dưới đây là những cách giúp bạn tránh được những hiện tương say tàu xe: 1. Dùng thảo dược Ngậm hoặc nhai gừng tươi chống say tàu xe Ngậm hoặc nhai gừng tươi chống say tàu xe Nhiều người ngậm gừng để làm dịu dạ dày và vì vậy chống say xe. Có thể nhai sống thành từng miếng nhỏ và ngậm vào miệng khi lên xe. Có người chọn cách đơn giản hơn là dùng vỏ quýt và ngửi liên tục để tránh “mùi nhạy cảm” như mùi điều hòa, mùi xăng để tránh say xe.
2. Uống thuốc chống say Thuốc chống say tàu xe. Thuốc chống say tàu xe. Thuốc chống say, chẳng hạn như Cinnarizine, có thể uống hai giờ trước chuyến đi và chống say trên 8 tiếng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận trước khi uống thuốc và kiểm tra xem loại thuốc đó có gây phản ứng phụ hay không, nếu không nó có thể gây ảnh hưởng tới việc lái xe trong trường hợp bạn là người lái. 3. Dùng miếng dán chống say Miếng dán chống say tàu xe. Miếng dán chống say tàu xe. Những miếng dán ở cổ tay chứa các hạt chất dẻo nhỏ tạo áp lực bên trong cổ tay và có khả năng phong ngừa tình trạng say xe. Bạn cũng có thể tự tạo ra áp lực giữa hai đường gân cách khoảng 3 cm từ khớp cổ tay. Bạn có thể tìm mua miếng dán chống say tại các hiệu thuốc. 4. Chọn chỗ ngồi phía trước Chỗ ngồi thoải mái giúp giảm các triệu chứng say tàu xe. Chỗ ngồi thoải mái giúp giảm các triệu chứng say tàu xe. Mặt hướng về phía trước và giữ đầu trong trạng thái ổn định cũng là cách hay để giảm say xe. Nhiều người bị say xe thường chọn vị trí cạnh ghế lái, đó là nơi ít rung lắc hơn so với các vị trí ở giữa hay cuối xe. 5. Đừng đọc Đừng đọc hoặc nhìn tập trung bất cứ thứ gì khi bị say tàu xe. Đừng đọc hoặc nhìn tập trung bất cứ thứ gì khi bị say tàu xe. Đừng đọc bất cứ thứ gì trong xe, thậm chí cả bản đồ. Nếu bạn có nguy cơ bị say xe, cũng không nên chơi game trên điện thoại, xem ảnh trên máy tính hay máy ảnh... 6. Tránh những bữa ăn lớn Đừng ăn quá nhiều trước khi đi tàu xe. Đừng ăn quá nhiều trước khi đi tàu xe. Tránh những bữa ăn lớn và rượu trước khi khởi hành nhưng cũng đừng bao giờ đi với cái dạ dày rỗng tuếch.
7. Mở cửa sổ Nên mở cửa sổ thông thoáng để tránh mùi nhạy cảm khi đi xe. Nên mở cửa sổ thông thoáng để tránh mùi nhạy cảm khi đi xe. Nhiều người bị say xe chỉ vì xe đóng kín cửa và có mùi điều hòa. Chẳng hạn nếu trời quá nóng hoặc khi đi gặp đoạn tắc đường, bạn nên đóng cửa sổ lại và bật điều hòa. Còn trong thời tiết dịu mát, cách tốt nhất là nên mở cửa sổ và hít thở không khí bên ngoài để tránh say xe. Mẹo vặt bỏ túi phòng tránh say tàu xe: - Chọn chỗ ngồi gần đầu xe. Nhìn thẳng và chăm chú vào phía trước với các mục tiêu càng xa càng tốt. Không nên nhìn sang 2 bên, không ngồi quay mặt phía ngược chiều xe chạy. - Nếu đi tàu thuyền, nên ngồi trên boong tàu, phía sau thân tàu, tránh xa chỗ có mùi xăng dầu. Nên nhìn xa thật xa, không nhìn xuống nước hoặc nhìn mũi tàu. - Nếu đi máy bay, không nhìn ra ô kính khi máy bay lên xuống. - Nói chung, khi đang di chuyển không đọc sách báo, không dùng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá… Đừng ăn no quá hoặc bụng đói quá. Nếu khát nước, chỉ nên uống từng ngụm nhỏ. Giữ tâm hồn thoải mái, nhẹ nhàng, không căng thẳng, lo lắng. Thở chậm, sâu và đều.

Chữa Sỏi Thận, Sỏi Mệt Đơn Giản Bằng Rau Sẵn Có

Dùng 2 bài thuốc dân gian cực đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau đớn do sỏi thận gây ra nhanh chóng và hiệu quả. Khi bệnh còn mới, các viên sỏi đang còn bé, số lượng ít bạn nên áp dụng điều trị sớm, tránh để sỏi to, số lượng nhiều không những phải thực hiện phẫu thuật mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, công việc của bạn. Trị sỏi thận với rau ngổ (ngò ôm) đây là loại rau gia vị rất phổ biến, nhiều người ưu dùng vì nó có vị thơm mát, tăng hương vị cho món ăn. Trong Đông Y rau ngổ được dùng để trị các chứng bệnh như: Sỏi thận, rắn cắn, làm giãn cơ, trị đau bụng,… Dùng rau ngổ để chữa sỏi thận:​​​ Tham khảo:
Trị sỏi mật, sỏi thận (sỏi bùn, đá): 100g rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 - 15 ngày. Theo Lương Y Hoàng Duy Tân (SKĐS) Bài 1: mỗi ngày dùng 50-100g rau ngổ xay làm sinh tố uống hoặc nấu rau ngổ với 2 bát nước, đun sôi khoảng 20 phút lấy nước uống. Uống nước rau ngổ khoảng 15-20 ngày bạn sẽ tống được hết các viên sỏi và cặn thận ra ngoài theo đường nước tiểu. Bài 2: Lấy 1 nắm rau ngổ, giã nát vắt lấy nước cốt rồi pha với nước dừa, uống 3 lần/ ngày. Uống liên tục trong vòng 5-7 ngày bạn sẽ thấy kết quả rất khả quan. Chữa sỏi thận bằng mùi tàu (ngò gai) Trong Đông Y mùi tàu không chỉ có tác dụng là một loại rau thơm mà nó còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Mùi tàu tình ấm, vị đắng, mùi thơm hắc thường dùng để chữa các chứng bệnh như: Sơ phong thanh nhiệt, giảm đau, hành khí tiêu thũng, thông khí, giải độc, giải nhiệt, kiện tỳ, kích thích tiêu hoá, khử mùi hôi hiệu quả. Đặc biệt mùi tàu có tác dụng “đánh bật” được những viên sỏi từ thận mà không cần can thiệp phẫu thuật Nguyên liệu: -1 nắm mùi tàu - 3 chén nước Cách làm: Mùi tau rửa sạch, đem hơ trên lửa cho héo lại rồi cho vào nồi cùng 3 bát nước đun nhỏ lửa cho tới khi cạn còn 2 bát là được. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày trước mỗi bữa ăn. Với nam giới cần uống nước rau mùi tàu khoảng 7 ngày, nữ giới 9 ngày để “tống” hết sỏi thận ra bên ngoài. Mẹo nhỏ: Để biết được những phương pháp chữa sỏi thận như trên bạn nên có phim chụp ở thời điểm trước và sau khi sử dụng sẽ thấy được hình ảnh của chúng có khác nhau hay không? Người sỏi thận cần tránh ăn gì? Ăn ít thịt động vật Không nên ăn quá nhiều thịt vì nó sẽ khiến bệnh phát triển nhanh chóng hơn. Thay vì ăn thịt đỏ thì bạn nên ăn thịt trắng, hạn chế lượng protein trong bữa cơm hàng ngày. Đồng thời bạn cũng cần hạn chế các món như tôm cua,… Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate 0xalate có nhiều trong các loại đậu, bột cám, sô-cô-la, cà phê và trà đặc,…Chúng sẽ khiến bệnh của bạn tăng lên. Đồng thời bạn nên cảnh giác với các loại rau như: Rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất. Hạn chế muối và mỡ Hãy ăn nhạt và ít dầu mỡ. Đặc biệt tránh xa các thực phẩm như: Cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò.

Cách chữa quai bị từ dân gian

Về cách chữa quai bị, ngoài việc sử dụng thuốc và châm cứu theo nguyên tắc “biện chứng luận trị”, các bác sĩ y học cổ truyền còn cực kỳ coi trọng việc học hỏi vốn kinh nghiệm dân gian rất phong phú trong giai đoạn phòng ngừa căn bệnh này. Sau đây xin được đưa ra một số giả dụ tiêu biểu để mọi người học hỏi và áp dụng khi cần thiết. Thuốc uống Rễ cây rẻ quạt tươi (xạ can) 9-15g , sắc uống mỗi ngày một thang chia hai lần. Huyền sâm 15g, bản lam căn 12g, hạ khô thảo 6g sắc uống mỗi ngày một thang. Chua me đất hoa vàng 30g , sắc uống mỗi ngày một thang. Rễ chàm mèo sao vàng 10g , sắc mỗi ngày một thang , chia uống nhiều lần trong ngày. Vỏ cây gạo 40g , cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài , thái phiến sao vàng , sắc uống mỗi ngày một thang. Củ sắn dây 16g , cúc tần sao 10g , bạc hà 6g , thạch cao sống 10g ,thăng ma 10g, cam thảo 6g , hoàng cầm 10g, hoa cúc 15g, sắc uống mỗi ngày một thang. Khổ sâm 12g, sài đất 12g , hạ khô thảo nam 15g , quả ké 12g, bồ công anh 12g, kim ngân hoa 12g, sắc uống mỗi ngày một thang chia 2 lần. Thuốc bôi ngoài Đốt thành than hạt gấc 3-4 hạt, quai bị cói hoặc chiếu rách một nhúm (chừng 5g) đốt thành than. Trộn đều 2 thứ rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng. Đốt thành than nhân hạt gấc giã nát hoặc hạt gấc 4-5 hạt, tinh cối đá (đã diệt trùng) 6-10g, giấm thanh 5ml. Tất thảy trộn đều rồi bôi vào chỗ viêm sưng, ngày ngày 4-5 lần. Giấm thanh hoặc rượu trắng 10ml, nhân hạt gấc 2-3 hạt, bỏ hạt gấc mài vào giấm hay rượu bôi hai ba lần vào chỗ sưng đau. Dùng nước thuốc lào hòa trộn với cốt lá muồng trâu bôi vào thương tổn hai ba lần trong ngày. Xích tiểu đậu 50-70 hạt tán vụn, hòa trộn với nước ấm hoặc mật ong hoặc lòng trắng trứng gà (lượng vừa đủ) thành dạng hồ rồi bôi đắp lên nơi sưng, ngày ngày thay thuốc một lần, thường sau một lần tại chỗ đã bớt sưng đau. Hạt cam thảo dây liều lượng vừa đủ, tán bột, hòa trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên thương tổn, ngày ngày thay thuốc một lần. Bất ngờ có công trình nghiên cứu chữa trị trên 485 ca đều đạt kết quả tốt, trong đó 402 ca đạt kết quả tốt ngay từ lần đầu. Đại hoàng 15g, xích tiểu đậu 30g, thanh đại 30g. Tất thảy tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 5g hòa trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên nơi sưng đau hai ba lần trong ngày. Đậu xanh, thiên hoa phấn liều lượng bằng nhau, tán bột, hòa trộn với nước đun sôi để nguội chuyển thành dạng hồ lỏng sau đó bôi lên nơi sưng, ngày ngày 3-4 lần. Tỏi, giấm chua để lâu ngày liều lượng vừa đủ. Mang tỏi giã nát hòa trộn với giấm rồi bôi lên vùng thương tổn, ngày ngày 2-3 lần. Bột mì 8g, bột hạt tiêu 1g, hòa trộn hai thứ với nước ấm chuyển thành dạng hồ rồi phết lên nơi sưng đau, ngày ngày thay đổi thuốc một lần. Thuốc đắp hoặc dán ngoài Lá gấc, lá na và lá cà độc dược, rửa sạch 3 lá, giã nát hòa trộn rồi đắp vào vùng sưng. Hạt gấc đốt cháy, tán bột rồi hòa trộn với mủ cây duối cho đặc, bôi lên giấy và dán vào vùng sưng. Tìm 2 hoặc 3 con giun đất, cho vào cốc, kiếm thêm một ít đường trắng rồi hòa trộn, sau chừng 30 phút sử dụng bông sạch thấm chất dịch bởi giun tiết ra sau đó bôi đắp lên nơi sưng, ngày ngày 2-3 lần. Món ăn – bài thuốc Cải trắng 3 cây, đậu xanh 30g. Đậu xanh đem ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho cải vào nấu chín, chia ăn 2 lần trong ngày, dùng liên tiếp trong 3-5 ngày. Đường trắng 30g, đậu tương 50g, đậu xanh 100g. Ninh nhừ hai loại đậu rồi cho đường vào hòa trộn, chia ăn 2-3 lần trong ngày. Bạc hà 10g, hoa kinh giới 10g, sắc lấy nước rồi đem ninh với 50g gạo tẻ thành cháo, ăn trong ngày. Khổ qua 100g bỏ ruột, thái miếng rồi chế biến tạo thành nhiều món ăn , ăn trong vài ngày. Nói chung, những bài thuốc dân gian trên đây đều rất giản đơn, dễ kiếm, dễ làm và dễ dùng. Khi vận dụng có thể phối hợp sử dụng các bài thuốc điều trị các nhóm với nhau, bình thường người ta hay sử dụng đồng thời một bài thuốc bôi đắp, một bài thuốc uống và một bài thuốc món ăn để gia tăng hiệu quả chữa trị. Trong hoàn cảnh ngày bây giờ, một số bài thuốc không còn phù hợp nên ít được dùng. Nhưng, không bởi thế mà chúng ta quên lãng, một khi chúng ta thật sự trân trọng những di sản quý giá mà tiền nhân đã để lại.

Chữa yếu sinh lý thần kỳ với rau ngót

Thật kì lạ và ngạc nhiên khi loại rau ngót rất phổ biến ở nước ta lại có tác dụng chữa yếu sinh lý cho cánh màu râu, điều mà bao nhiêu người tốn công sức và tiền của để khắc phục. Hãy xem rau ngót thực hiện công việ thần lỳ này như thế nào nhé. Rau ngót công dụng thần kỳ cho chứng yếu sinh lý ở nam giới Thành phần dinh dưỡng của rau ngót: 100g rau ngót có năng lượng 35kcal, đạm 5,3g, tinh bột 3,4g, tro 2,4g, canxi 169mg, sắt 2,7mg, vitamin C 185mg, vitamin PP 2,2mg, nước 86g, chất béo 0g, chất xơ 2,5g, phot pho 64,5mg, vitamin B1 0,1mg, vitamin B2 0,4mg (khoa Công nghệ hóa học, Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh). Rau ngót có tác dụng gì? Thực tế và khoa học đã chứng minh rau ngót là loại thực phẩm chữa được nhiều bệnh như trị táo bón, thanh nhiệt giải độc, điều trị đái đường, tốt cho phụ nữ sau sinh…tuy nhiên hiện nay khoa học còn tìm thấy công dụng mới của loại rau này đó là chữa yếu sinh lý của nam giới. Theo như nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học ở Mỹ cho thấy, vitamin C có tác dụng tăng cười chức năng của các cơ quan sinh sản, chính vì vậy những người đàn ông thường xuyên bổ sung vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình có đời sống tình dục viên mãn hơn. Sở dĩ điều này được lý giải là do vitamin C có tác dụng tăng cường sự lưu thông máu đến cơ quan sinh dục, kích thích ham muốn. Rau ngót là loài thực vật chứa một lượng lớn vitamin C, thậm chí vitamin C ở rau ngót còn cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi, hai loại quả vốn được xem là chứa nhiều vitamin C nhất trong các loại rau quả. Loại vitamin C có trong rau ngót còn tốt hơn các loại rau quả khác vì nó kích thích quá trình lưu thông máu trong cơ thể, duy trì sức khỏe hệ tim mạch và do đó giúp quý ông thể hiện bản lĩnh chăn gối với phái yếu cực kì ấn tượng. Ngoài ra, trong loại rau này cũng chứa các hợp chất có thể kích thích sự tổng hợp của các hormon làm tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, bao gồm cả khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục. Rau ngót còn là tác nhân giúp cơ thể sản xuất 1 lượng lớn collagen không chỉ giúp quý ông tăng cường sức khỏe của các cơ quan sinh sinh mà còn giúp làm da dẻ căng mịn hồng hào.
Cách chế biến rau ngót đa tác dụng Bạn có thể chế biến các món rau ngót xào, rau ngót nấu tôm , hoặc canh rau ngót với thịt xay hoặc xương cho ông xã đều được. Với cách chế biến này bạn có thể thực hiện 2-3 bữa / tuần. Cách nấu rau ngót chỉ lưu ý một mẹo nhỏ cho chị em đó là nếu để cả lá nấu canh sẽ bị cứng, bạn nên dùng dao thái rau ngót thì canh mềm hơn, rau ăn bùi hơn. Với chị em phụ nữ có thế uống nước rau ngót để làm đẹp da. Rau ngót trị nám rất tốt, chị em có thể xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên mặt. Rau ngót với bà bầu xưa nay tồn tại quan niệm rau ngót phá thai, dễ gây xảy thai, tuy nhiên nếu những mẹ bầu không có nguy cơ đe dọa xảy thai có thể ăn như bình thường. Rau ngót với phụ nữ mang thai hoàn toàn không có gì đáng lo ngại như bạn nghĩ đâu nhé. Nếu lo sợ rau ngót ở chợ chứa hóa chất bạn có thể trồng rau ngót tại vườn nhà để có thể yên tâm hơn về chất lượng rau.

Khỏi đau nhức xương khớp nhờ canh mồng tơi

Như một thần chú để cắt giảm cơn đau nhức xương khớp của bạn, canh mùng tơi thực sự là món ăn hữu ích cho những ai đang hàng ngày phải chịu căn bệnh này. Cách nấu canh mùng tơi giảm đau này có chút khác biệt so với cách nấu thông thường. Bạn hãy xem nhé. Cách nấu canh mồng tơi chữa đau nhức xương Mồng tơi có tác dụng gì? Đây là loại rau có rất nhiều tác dụng chữa táo bón, đi ngoài ra máy, đái dắt, tiểu tiện không thông, ngực bồn chồn, cầm máu, vết thương mau lành,…Tuy nhiên mới đây khoa học đã nhận thấy mùng tơi còn giúp hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp. Theo y học cổ truyền thì đau nhức xương khớp thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào gân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết bị tắc lại gây sưng đau các khớp. Người già can thận bị hư hoặc bệnh tật lâu ngày làm khí huyết giảm sút, cũng là nguyên nhân làm xương khớp bị thoái hóa, biến dạng, teo cơ và dính khớp. Còn theo Đông y, đau nhức xương khớp là do lưu thông khí huyết ở gân cơ xương, đưa tà khí (phong hàn, thấp nhiệt) ra ngoài. Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức xương khớp thì cần bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát và ngăn chặn hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ và dính khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của các khớp xương. Thật bất ngờ khi rau mùng tơi lại giúp bạn chữa được căn bệnh đau nhức xương khớp này. Chỉ cần bạn kết hợp món canh xương móng giò với mùng tơi kết hợp với tập luyện hàng ngày và sử dụng thực phẩm chức năng sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng đau.
Chuẩn bị nguyên liệu cho món canh mùng tơi Rau mùng tơi: 1 mớ, Móng giò: 1 cái, rượu gạo: 1 chén. Móng giò khi mua về bạn nên hơ qua lửa để đốt cháy các sợi lông, nếu không bạn có thể dùng dao lam để cạo, lột móng và rửa sạch. Cho xương vào nồi, đổ nước ngập mặt, cho 1 thìa canh muối rồi đem luộc xơ qua, khi nước sôi đều bạn đem nồi xương ra đổ nước đi, rửa sạch xương. Cho chảo lên bếp, phi thơm hành khô với chút dầu ăn và mắm rồi cho xương và hạt nêm, mì chính, bột canh, xào xương trong 5 phút rồi cho nước lạnh vào ninh, khi nước sôi vặn nhỏ lửa. Mẹo nhỏ để ninh xương nhanh nhừ là bạn cho chút nước soda vào ninh cùng hoặc khi nước xương cạn mà xương chưa nhừ thì thả 1-2 viên đá vào ninh. Trong thời gian ninh xương bạn đi nhặt rau, thái rau nhỏ nếu thích, bạn để cả lá nấu cũng không sao nhé. Xương chín bạn sẽ vặn lửa to rồi thả rau vào, khi nước canh sôi trở lại bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi bắc nồi canh xuống. Cuối cùng đổ 1 chén rượu vào, quấy đều rồi dùng nóng. Cách nấu canh mùng tơi có thể ăn thay canh trong bữa cơm gia đình. Lưu ý: Vì mùng tơi có tính hàn nên bạn có thể kết hợp với 1 số loại thực phẩm khác để giảm tính hàn này như canh mùng tơi mướp, mùng tơi nấu tôm, mùng tơi nấu ngao

Tiết lộ 20 bài thuốc hay đã chữa khỏi bệnh đau lưng

Giới thiệu 20 bài thuốc nam chữa bệnh đau lưng hiệu quả: Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau. Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ. Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày. Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu. Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp. Xem chi tiết thông tin bài thuốc nam bao gồm: Bài thuốc uống và Cao Dán chữa bệnh đau lưng hiệu quả! Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong. Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày. Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày. Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần. Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang. Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống. Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh !

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng LÁ LỐT

Lá lốt là loại cây được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Ngoài công dụng dùng làm gia vị chế biến món ăn, lá lốt còn là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Theo Đông Y lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chuyên trị các chứng đau bụng do lạnh bụng, đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu… Y học hiện đại cũng đã chứng minh trong lá lốt có chất kháng viêm giảm đau, điều trị hiệu quả các bệnh xương khớp. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt- giải pháp 3 trong 1 Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt là giải pháp 3 trong 1: tiết kiệm chi phí, nguyên liệu dễ kiếm và bài thuốc được chế biến hết sức đơn giản như sau: Chuẩn bị: lá lốt, cây xấu hổ, lá đinh lăng, nước Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt- giải pháp 3 trong 1 Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt- giải pháp 3 trong 1 Thực hiện: Lá lốt mua hoặc nhổ ngoài vườn có thể lấy cả rễ thì càng tốt. Cắt nhỏ lá lốt thành từng khúc, để cả cuống. Mang sao vàng rồi đổ lá xuống nền sạch phơi khô. Dân gian gọi đây là cách hạ thổ. Các loại cây xấu hổ, lá đinh lăng cũng làm tương tự. Có thể chế biến nhiều để cất đi dùng dần hoàn toàn không bị hỏng. Mỗi lần uống lấy khoảng 30 gam lá mỗi loại nấu lên với 1,5 lít nước. Nước thuốc này rất mát người bệnh có thể dùng thay nước lọc. Dùng trong khoảng 1 tuần ngưng lại từ 4-5 ngày rồi tiếp tục dùng thêm một tuần nữa. Không chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ vô cùng công hiệu mà nước thuốc này còn giúp những người bị chứng ra mồ hôi chân tay chấm dứt tình trạng khó chịu này. Lưu ý:- Nước thuốc hoàn toàn chế biến từ thảo dược phơi khô không có chất bảo quản bệnh nhân nên dùng hết trong ngày, tránh để qua đêm. – Nước có vị ngang ngang hơi đắng khó uống, bạn có thể cho thêm một chút cam thảo cũng không ảnh hưởng gì đến tác dụng của thuốc.

Mật ong – thần dược tẩy trắng cho làn da


Mật ngọt từ các bông hoa được ong thu thập và tạo thành mật ong. Mật ong có màu hổ phách rất đẹp và có tác dụng vô cùng tốt với sức khỏe con người. Nhờ mật ong mà những người xanh xao thành hồng hào, người ốm phục hồi sức khỏe rất nhanh chóng, giúp bạn dễ ngủ, giúp các bé hết tưa (với những bé không bị dị ứng mật ong)… Ngoài tác dụng với sức khỏe, mật ong còn là người bạn tuyệt vời với việc làm đẹp của chị em. Mật ong làm trắng da Mật ong và dâu tây – Mặt nạ tẩy da chết hiệu quả Dâu tây nghiền cùng mật ong, đắp mặt khoảng 10 phút rồi rửa sạch. Loại mặt nạ này tẩy ra chết rất hiệu quả, ngoài ra nó còn cung cấp cho da bạn độ ẩm vừa phải. Mặt nạ cho da khô – đường, mật ong, dầu oliu Mật ong, dầu oliu, đường cát và nước cốt chanh. Trộn đều hỗn hợp trên, dùng massage trên mặt trong vòng khoảng 10 phút, sau đó rửa lại bằng sữa rửa mặt. Mặt nạ rất tốt cho da khô. Mặt nạ mật ong muối Trộn mật ong lẫn muối tinh, thoa hỗn hợp này lên mặt 2 phút rồi rửa lại bằng nước ấm sạch. Da mặt sẽ trở lên căng mịn. Một số lưu ý bạn cần biết: Chỉ nên tẩy da chết 1 lần/tuần Không tẩy da chết vùng quanh mắt vì lớp da vùng này rất mỏng. Không tẩy da chết khi bạn đang bị mụn, bị trầy tổn thương

Chữa viêm đại tràng bằng lá mơ lông


Viêm đại tràng là bệnh khá phổ biến hiện nay. Viêm đại tràng nếu để lâu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, chảy máu nặng và có thể dẫn đến ung thư trực tràng. Hiện nay cả Tây y và Đông y đều có những phương pháp để chữa được viêm đại tràng. Đặc biệt đối với Đông y có biện pháp vô cùng đơn giản mà mang lại hiểu quả cao đó chính là sử dụng lá mơ lông. Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng đó là: rối loại tiêu hóa kéo dài, đi ngoài phân lúc táo, lúc lỏng, đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng, đau tăng sau khi ăn hoặc trước khi đi đại tiện. Bệnh viêm đại tràng gây ra những tổn thương sâu và rộng trên biểu mô niêm mạc đại tràng. Do đó khi phát hiện ra bệnh cần phải chữa trị ngay tránh để lâu lại phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo Đông y thì lá mơ là một thành phần quan trọng và không thể thiếu trong bài thuốc chữa đại tràng. Lá mơ có vị mát, thanh nhiệt, có tác dụng chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ, chậm tiêu, đầy bụng, sa trực tràng… Theo các nghiên cứu hiện đại thì trong lá mơ lông có chữa protein, carotene, vitamin c và tinh dầu có tác dụng ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn chống co thắt hồi tràng. Trong Đông y để điều trị bệnh đại tràng mán tính thường kết hợp lá mơ lông với các thảo dược khác như vọng cách, bạch truật, mộc hoa trắng, lá khôi tía, sa nhân, trần bì, mạch nha, sơn trà, mộc hương, đảng sâm, hoàng liên. Trong bài thuốc này, hoàng liên có tác dụng như một kháng sinh thực vật, kết hợp với tác dụng kích thích tiêu hóa của sa nhân, đảng sâm và tác dụng giảm tiêu chảy, nhuận tràng của bạch truật, lá khôi tía; của trần bì, sa nhân, mạch nha ôn ấm tỳ vị. Để điều trị ổn định bệnh người bệnh cần phải kiên trì sử dụng bài thuốc này hàng ngày và liên tục. Người bệnh nên tránh ăn những đồ cay nóng, những thực phẩm có chứa chất kích thích như bia rượu, cà phê, thực phẩm sống để bệnh nhân ổn định và tránh tái phát.

Thursday, August 27, 2015

Trị bệnh viêm họng ,viêm thanh quản bằng rau quả


Dưới đây là một số cách chữa viêm họng, viêm thanh quản đơn giản và hiệu quả khi mới chớm bắt đầu: Súc miệng nước muối ấm: Bệnh viêm họng chủ yếu do các vi khuẩn gây lên nên việc làm sạch khoang miệng và vòm họng có vai trò quan trọng trong việc điều […] Dưới đây là một số cách chữa viêm họng, viêm thanh quản đơn giản và hiệu quả khi mới chớm bắt đầu: Súc miệng nước muối ấm: Bệnh viêm họng chủ yếu do các vi khuẩn gây lên nên việc làm sạch khoang miệng và vòm họng có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm họng . Từ lâu, trong dân gian sử dụng nươc muối ấm để chữa bệnh viêm họng vì nước muối có tính sát khuẩn cao. Nước muối nên pha vừa miệng và sau khi súc sạch khoang miệng, bạn nên ngửa cổ ra sau để nước muối xuống họng. Mỗi ngày bạn có thể làm khoảng 3 -4 lần. Các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên rằng nên pha nước súc miệng theo tỉ lệ một nửa thìa cà phê/một cốc nước. Nếu thấy quá mặn, bạn có thể thêm vào một ít mật ong để giảm bớt vị mặn. Chanh tươi và muối: Là một loại gia vị thông dụng, chanh là vị thuốc chữa viêm họng, ho được nhiều người sử dụng vì tính tiện dụng và an toàn. Sử dụng chanh tươi, thái lát ngậm cùng với một vài hạt muối sẽ cải thiện tình trạng đau rát cổ họng của bạn. Chanh tốt với bệnh viêm thanh quản Uống nước chanh ấm với mật ong: Khi bị đau họng, hãy lấy một cốc nước nóng, thêm chút nước cốt chanh và mật ong. Khuấy đều chúng rồi uống. Mỗi ngày làm 2 lần, uống 2-3 ngày họng của bạn sẽ không còn bị đau. Ngậm gừng với mật ong: Gừng kết hợp với mật ong là một phương thuốc tuyệt vời đối phó với tình trạng này. Giã dập gừng, sau đó lấy một thìa mật ong trộn với gừng và ngậm. Sau đó hãy từ từ nuốt chúng, họng của bạn chắc chắn sẽ dịu đi. Nước ép cà rốt: Ít ai biết ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng, làm đẹp thì cà rốt còn là loại thuốc chữa bệnh viêm họng hiệu quả. Một ly nước ép cà rốt trước khi đi ngủ là cách chữa bệnh viêm họng hiệu quả, an toàn. Uống trà nóng: Trà nóng là một trong những cách tốt nhất để chữa viêm họng tại nhà. Bạn có thể dùng trà thảo dược hoặc trà thông thường. Tránh uống trà có chứa cafein bởi chúng sẽ làm cổ họng bạn khó chịu. Lá tía tô: Theo Đông y, lá tía tô có vị ấm, thường dùng trong điều trị cảm mạo trong dân gian. Bạn có thể dùng lá tía tô chữa bệnh viêm họng bằng cách rửa sạch, vắt lấy nước và uống. Ngậm cam thảo: Cam thảo là loại thuốc có vị ngọt tự nhiên, có tác dụng rất tốt trong việc giảm đau họng. Hãy ngậm một miếng cam thảo trong miệng, tinh chất trong cam thảo được tiết ra nhờ nước bọt, chúng sẽ mau chóng chữa lành cổ họng cho bạn. Nhai lá húng quế: Hãy lấy một vài búp lá húng quế và nhai chúng vào mỗi buổi sáng, buổi tối. Bạn cũng có thể uống trà húng quế nếu cảm thấy khó khăn khi nhai trực tiếp. Làm điều này trong vòng 3-4 ngày, chứng đau họng của bạn sẽ không còn.. Massage cổ họng với dầu nóng: Có khả năng bạn bi viêm amidan và điều này có thể là lý do khiến bạn bị đau họng. Hãy dùng dầu nóng xoa bóp nhẹ trên cổ, chúng sẽ giúp bạn giải thoát khỏi những cơn đau và cũng sẽ làm giảm chứng viêm amidan. Bên cạnh đó cần lưu ý thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày.

Chữa xoang bằng hạt gấc nướng


Chữa xoang bằng hạt gấc nướng Lấy 20-25 hạt gấc nướng chín giã nhỏ cả vỏ đã sém đen, ngâm rượu ngon sau một ngày chắt nước dùng bông thấm nước chắt đó ngoáy vào lỗ mũi. hơi cay, xót, đắng họng tý chút. Bạn phải xì hết mủ đặc – hôi- tanh ra càng […] Lấy 20-25 hạt gấc nướng chín giã nhỏ cả vỏ đã sém đen, ngâm rượu ngon sau một ngày chắt nước dùng bông thấm nước chắt đó ngoáy vào lỗ mũi. hơi cay, xót, đắng họng tý chút. Bạn phải xì hết mủ đặc – hôi- tanh ra càng nhiều càng tốt, lần sau chỉ cần xoa dung dịch trên khoảng 2 phút lên sống mũi. Bệnh thuyên giảm