Showing posts with label dễ tìm. Show all posts
Showing posts with label dễ tìm. Show all posts

Friday, August 28, 2015

Rẻ tiền và nhiều công dụng đó chính là râu ngô


Râu ngô là loại dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ sử dụng và đặc biệt là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp của nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên cần thiết cho cơ thể chống ôxy hoá tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào. Theo Y học cổ truyền, râu ngô (bắp) và ruột bấc trong thân cây ngô có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh thận và bàng quang trị đái vàng rắt buốt, bí tiểu, viêm tiết niệu, tiểu ra máu, xuất huyết nội tạng, sạn trong gan, mật, thận, sạn niệu, bàng quang, phù thủng, làm hạ áp huyết, làm thông mật trong điều trị gan mật, sỏi mật, vàng da… Đặc biệt, râu ngô là một trong các loại thảo dược dùng để điều trị bệnh gan có hiệu quả nhất. Trong râu ngô có chứa vitamin A, vitamin K, vitamin B1, B2, B6 (pyridoxin), vitamin H (biotin), vitamin C, vitamin PP, các flavonoid, axit pantothenic, isotol, các saponin, các steroid như sytosterol và sigmasterol, các chất đắng, dầu béo, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Tác dụng dược lý của râu ngô Uống nước râu ngô có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng. Uống nước râu ngô còn làm hạ đường huyết, tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông. Dùng râu ngô hàng ngày thay nước chè (trà) có tác dụng rất hiệu quả cho người bị ứ mật và sỏi túi mật . Nước luộc rau ngô có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh về thận. Nước luộc rau ngô có tác dụng trong các trường hợp bị phù có quan hệ đến bệnh tim. Thường xuyên dùng nước luộc râu ngô lâu dài cho người bị bệnh sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat. Nước hãm râu ngô có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết tử cung, nhất là tạng người dễ chảy máu. Bài thuốc từ râu ngô trị bệnh 1. Bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu Cho 10g râu ngô vào 200ml nuớc sôi, đun cách thủy 30 phút lấy nước hãm. Nếu làm nuớc sắc râu ngô thì lấy 10g râu ngô cho vào 300ml nước rồi đun sôi nhỏ lửa trong 30 phút. Nước hãm, nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20-60ml trước các bữa ăn 3-4 giờ. 2. Ho ra máu Râu ngô 50g, đường phèn 50g, cho vào nấu canh. Mỗi ngày 1 liều, uống 2 lần sáng, tối. 5 ngày 1 liệu trình. 3. Trị bệnh tiểu đường Mỗi ngày dùng 40-50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác: Mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… hiệu quả sẽ tốt hơn. 4. Râu ngô còn có tác dụng chữa bệnh huyết áp cao Uống nước luộc bắp mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 200cc cho đến khi áp huyết trở lại bình thường và ổn định. Dùng 30g râu bắp với 300cc nước sắc cạn còn 100cc, uống 1 lần mỗi ngày. 5. Chữa viêm gan, tắc mật, vàng da, tiểu vàng, đại tiểu tiện ra máu, phù thủng, viêm thận cấp Sắc 40g râu ngô khô (mua ở tiệm thuốc bắc) uống như nước trà trong ngày.

Thursday, August 27, 2015

Chữa Đau Xương, Khớp Nhờ Quả Ớt


Từ lâu người Trung Quốc đã có bài thuốc cổ truyền dùng ớt chế làm cao để giảm đau cho những căn bệnh đau cơ, đau xương khớp. 1. Câu chuyện bài thuốc cổ truyền Trung Hoa chinh phục người phương Tây Từ lâu người Trung Quốc đã có bài thuốc cổ truyền dùng ớt chế làm cao để giảm đau cho những căn bệnh đau cơ, đau xương khớp. Bài thuốc này rất phổ biến ở quê hương của nó nhưng lại khiến cho người phương Tây đặt dấu hỏi về hiệu quả của vị thuốc có phần thô sơ. Với sự phát triển của nền y học phương Tây, đã có nhiều loại thuốc được điều chế để hỗ trợ căn bệnh đau lưng nhưng kết quả cũng vẫn chỉ là điều trị triệu chứng chứ không chữa khỏi được bệnh. Bởi thế, các nhà khoa học nghi ngờ về tác dụng của loại cao ớt mà người Trung Hoa hết mực ca ngợi. Liệu nó có thực sự tác dụng đối với căn bệnh mà Tây y đã phải "bó tay" không? Nghi ngờ này đã được giải tỏa khi một nhóm các bác sĩ người Áo tiến hành nghiên cứu cao ớt trong điều trị các chứng bệnh đau xương do thoái hóa đốt sống lưng. 320 người được chia làm 2 nhóm để sử dụng cao ớt và loại cao không chứa hoạt tính. Kết quả cho thấy 82% số người được sử dụng cao ớt không còn đau, trong khi con số ở nhóm kia chỉ là 31%. Từ kết quả trên, tác giả của các cuộc thí nghiệm kết luận, cao ớt của người Trung Quốc có thể là một liệu pháp bổ sung cho những phương thức chữa trị bệh đau đốt sống, vốn rất phổ biến.
2. Vì sao ớt có công dụng giảm đau Quả ớt thuộc họ cà, Đông y gọi là lạt tiêu, lạt tử, ngưu giác tiêu, hải tiêu... Về dược tính, ớt có vị cay, nóng, có tác dụng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống (giảm đau). Sở dĩ ớt có tính giảm đau là do trong loại quả này có chứa chất capsaicin. Đây là một hoạt chất gây đỏ và nóng, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao. Chất này chỉ có khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ 0,01 - 0,1%. Capsaicin có khả năng kích thích não sản sinh ra chất endorphin, một chất morphin nội sinh, có đặc tính như những thuốc giảm đau, đặc biệt có ích cho những bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính, bệnh đau đầu do thần kinh và các chứng đau do bệnh ung thư. Ở những người đau khớp, cơ thể sản sinh ra chất "P" có nhiệm vụ đưa tin đau từ da đến cột sống. Capsaicin có thể làm giảm tác dụng của chất "P", chặn đường chất "P" vì vậy nó có tác dụng như một chất giảm đau lâu dài. Khi dùng ớt ở ngoài da dưới dạng rượu hay dầu nóng, nó có tác dụng kích thích tại chỗ gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu cục bộ, làm tan máu bầm, giảm đau. 3. Cách dùng ớt để giảm đau, trị bệnh - Dùng ớt trị bệnh đau lưng, đau khớp: + 15 quả ớt chín, 20g lá đu đủ, 20g lá ngải. Giã nhỏ nguyên liệu trên, ngâm với rượu nồng độ cao, dùng xoa bóp thường xuyên vào chỗ đau nhức. Bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. + 15 quả ớt chín, 3 lá đu đủ, 80g rễ chỉ thiên. Giã nhỏ ngâm cồn với tỷ lệ 1/2, dùng xoa bóp ngoài. + Ớt chín giã nát ngâm rượu trắng với tỷ lệ 1/2. Dùng xoa bóp ở chỗ đau. - Dùng ớt trị viêm khớp mãn tính: Dùng 1- 2 quả ớt chín, dây đau xương, thổ phục linh mỗi bị 30g. Sắc uống ngày 1 thang. 4. Lưu ý khi dùng ớt Ớt tuy có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng cũng nên ăn một lượng vừa phải, nếu ăn nhiều sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày, đau bụng, đi ngoài, nếu bị trĩ sẽ gây chảy máu. Người bị viêm họng mãn tính, viêm loét dạ dày, người mắc bệnh trĩ không nên ăn ớt, hoặc ăn hạn chế.