Showing posts with label tỏi. Show all posts
Showing posts with label tỏi. Show all posts

Thursday, September 10, 2015

Chữa Dứt Điểm Cảm Cúm Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc

Khi bị cảm cúm rất nhiều người thường tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không đến cơ sở y tế khám. Điều này hết sức nguy hiểm bởi kháng sinh.


Bệnh cúm là một tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể gây ra sốt, đau đầu, ho, đau họng và đau cơ, nhưng hiếm khi nó gây kích ứng dạ dày hoặc nôn. Một người tiếp xúc với người bị cúm càng lâu thì nguy cơ bị lây nhiễm cúm càng cao. Ví dụ như ở nước Mỹ, có khoảng 5 – 20% dân số mắc bệnh cúm mỗi năm. Một lý do làm cho bệnh lý này khá phổ biến là vì có nhiều loại vi-rút khác nhau có thể gây ra bệnh lý này.
Tất cả các vi-rút cúm tấn công vào hệ hô hấp của cơ thể – phổi và đường dẫn khí, bao gồm hầu họng và mũi – gây ra những triệu chứng của bệnh cúm điển hình.
Các dấu hiệu chính của cúm bao gồm:
– Ho khan
– Đau họng
– Sốt
– Đau đầu
– Rét run
– Đau cơ hoặc đau khắp cơ thể
– Mệt mỏi
Đôi khi rất khó để có thể phân biệt được giữa cúm và cảm lạnh thông thường nếu chỉ dựa vào triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, nhìn chung thì cúm có thời gian khởi phát bệnh ngắn hơn, các triệu chứng sẽ nặng hơn và có thể kèm theo sốt và đau cơ. Còn đối với cảm lạnh thông thường, các triệu chứng thường xuất hiện từ từ và thường chỉ ảnh hưởng đến mũi, họng, xoang và phần ngực trên.
Vi-rút cúm là những vi-rút trong không khí, nghĩa là chúng có thể di chuyển trong không khí và lây lan từ người này sang người khác. Chúng thường xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua mũi, miệng, hoặc mắt – bằng cách hít vào hoặc do bàn tay bị dính bởi vi khuẩn rồi chạm vào vùng miệng, mũi hoặc mắt.
Thông thường, tình huống này xảy ra là vì khi một người có vi-rút cúm ở bàn tay, có thể do họ ho hoặc hắt hơi vào bàn tay. Những người khỏe mạnh sẽ lây nhiễm vi-rút cúm này thông qua tiếp xúc bàn tay với người bị bệnh, hoặc do chạm vào những đồ vật chứa mầm bệnh cúm vừa mới tiếp xúc với một người bị bệnh.
Điều không cần bàn cãi, một trong những cách tốt nhất để giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh cúm là rửa tay thường xuyên trong suốt mùa cúm. Việc tiêm vắc-xin cúm hàng năm cũng là một cách tốt để tránh bị bệnh. Thêm vào đó, tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết vắc-xin cúm nào là phù hợp với bạn
Trong hầu hết các trường hợp, những người bị bệnh cúm sẽ phục hồi trong vòng từ 5 đến 7 ngày. Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước. Các thuốc không qua kê đơn cũng có thể giúp làm giảm mức độ nặng của các triệu chứng.

1, Chữa cảm cúm bằng uống nước gừng nóng ( Tuyệt Vời Khi Chữa Cho Trẻ Em )

Thái vài lát gừng rồi cho vào nước đun sôi lên, thêm đường hoặc mật ong rồi cho bé uống nóng. Một ngày uống 3 lần hoặc uống mỗi khi bé có triệu chứng cúm khó chịu sẽ cho hiệu quả tức thì.

2, Chữa cảm cúm bằng tỏi

Tỏi là phương thuốc chữa cảm cúm hàng đầu được khuyên dùng vì sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Để điều trị cảm cúm bằng tỏi bạn chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần.
Đây là một biện pháp xông mũi họng rất đơn giản, lành tính nhưng rất hiệu quả. Bên cạnh đó tỏi cũng được xác định là rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu.
Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.

3, Chữa cảm cúm bằng Kinh giới

Kinh giới thường được sử dụng cùng tía tô, là một trong những vị thuốc đầu bảng trị cảm mạo phong hàn. Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết.
Kinh giới là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc gia truyền trị cảm mạo, ho dai dẳng. Mẹ có thể giã mấy lá kinh giới, thêm đường phèn hoặc mật ong đem hấp nồi cơm rồi cho bé ăn nóng. Tinh dầu kinh giới giúp bé thông mũi, dịu họng nhanh chóng.




4, Chữa cảm cúm bằng Hành ta
Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Hành cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống).
Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được. Bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà và kết hợp với bài thuốc từ kinh giới, tía tô kể trên.

Tuesday, September 8, 2015

Chữa Viêm Lợi Nhanh Nhất Bằng Tỏi, Lá Húng Quế, Chanh, Hiệu quả Nhanh Khỏi

Viêm lợi là một bệnh phổ biến thường mang lại cảm giác khó chịu do kèm theo triệu chứng chảy máu chân răng, đôi khi còn làm hơi thở có mùi hôi khiến cho nhiều người ngại giao tiếp với người khác.
Để điều trị tận gốc bệnh viêm lợi này, mình xin giới thiệu các bạn một số cách chữa viêm lợi vô cùng hiệu quả được nhiều người áp dụng rất thành công.


Mật ong trị viêm
– Với đặc tính kháng khuẩn và khử trùng trong mật ong điều trị nhiễm trùng nướu răng rất hữu hiệu. Sau khi bạn đánh răng, chỉ việc chà xát một lượng nhỏ mật ong vào vùng nướu có vấn đề.
Nam việt quất
– Sử dụng nước ép nam việt quất không đường có thể làm giảm viêm nướu bằng cách ngăn chặn vi khuẩn dính vào răng.
Chanh chữa viêm lợi

– Cùng với đặc tính kháng viêm trong nước ép chanh có tác dụng chữa các bệnh nhiễm trùng nướu răng. Hơn thế nữa, trong chanh chứa vitamin C, điều này giúp nướu răng chống các bệnh viêm nhiễm. Bạn vắt nước cốt chanh và thêm một chút muối hòa lên thật kỹ. Sau đó thoa hỗn hợp này lên răng và để trong vài phút, trước khi bạn súc miệng bằng nước.
Nước muối
– Hãy súc miệng bằng nước muối giúp giảm các cơn đau do viêm nướu răng gây ra. Đem hòa 2 muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm. Bạn súc miệng bằng nước muối hai lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau giảm mạnh.
Điều trị viêm lợi bằng tỏi
Tỏi không chỉ điều trị viêm nướu mà còn giúp giảm đau tự nhiên. Bạn nghiền nát một tép tỏi, cho thêm một chút muối và thoa hỗn hợp này vào chỗ nướu bị viêm.


Chườm đá
– Chườm một túi đá sẽ giúp làm giảm sưng và đau vì đá được cho có thể chống viêm.


Khuynh diệp chữa viêm lợi

– Chà một vài lá khuynh diệp lên nướu răng có thể giúp giảm cơn đau liên quan tới viêm nướu răng. Đó là vì lá khuynh diệp có đặc tính gây tê, từ đấy làm mất cảm giác đau. Những vết sưng ở nướu răng cũng giảm đáng kể.

Lá húng quế

– Uống trà húng quế 3 lần/ngày sẽ giúp chữa bệnh nhiễm trùng nướu. Lá húng quế có tác dụng tốt giúp giảm đau, tiêu sưng và loại bỏ viêm nhiễm.

Chúc bạn nhanh khỏi viêm lợi nhé!