Monday, August 31, 2015

BÀI THUỐC CHỮA VIÊM XOANG HIỆU QUẢ

Thương con trai bị viêm xoang từ nhỏ, đã điều trị nhiều năm với đủ mọi phương pháp mà không khỏi bệnh, vợ chồng ông bà Trần Ngọc Đảnh - Trần Thị Kim Phúc (ngụ Quận 6, Tp.Hồ Chí Minh) cất công mày mò, cậy nhờ những bài thuốc dân gian. Điều thần kỳ đã đến khi gia đình này được mách nước tự chế bài thuốc cực kỳ đơn giản của đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cây giao (một loại cây thuộc họ xương rồng), giúp người bệnh “đoạn tuyệt” với bệnh xoang mà không tốn một đồng tiền. Bài thuốc quý của đại ngàn Ông Đảnh (67 tuổi) vốn không phải là bác sĩ, cũng không một ngày được học về thuốc trị bệnh. Ông trước là giảng viên Trường Đại học Nông Lâm, sau này về công tác ở Sở Nông nghiệp cho đến khi nghỉ hưu. Vị kỹ sư về hưu kể lại: “Con trai tôi bị viêm xoang từ năm 10 tuổi. Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết là cháu đau, nhức đầu, nước mũi chảy liên tục rất khó thở. Ngoài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thì căn bệnh này còn gây cho cháu rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt và học tập. Thương con, vợ chồng tôi cứ nghe nói có thầy thuốc nào, bài thuốc nào chữa bệnh cho con dù xa xôi mấy cũng lặn lội đến. Suốt nhiều năm đưa con đi điều trị ở khắp các bệnh viện nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm”. Khoảng đầu năm 2003, một lần ông Đảnh tình cờ gặp một đồng đội cũ từng cùng chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên. Khi biết những vất vả của gia đình bạn trong việc điều trị cho con trai, người này đã chỉ cho chú Đảnh một bài thuốc rất mà trước khi đóng quân ở Tây Nguyên đã được đồng bào dân tộc tốt bụng chỉ cho khi thấy mình bị xoang nặng. Bản thân người này sau khi áp dụng đã khỏe mạnh, hết bệnh từ đó đến nay. Bài thuốc này kỳ thực rất đơn giản, chỉ duy nhất một vị thuốc là cây giao. Phương pháp chữa bệnh cũng rất dễ dàng, người bệnh chỉ việc đun cây giao tươi lên và xông. Chỉ sau hơn một tháng dùng loại thuốc tự chế này, căn bệnh dai dẳng và “cứng đầu” của con trai ông Đảnh đã hết hẳn. Người thanh niên này đang học tập và làm việc tại Úc, sống trong mùa đông lạnh và khắc nghiệt của xứ sở “chuột túi” nhưng căn bệnh vẫn không tái phát. Từ khi con trai khỏi bệnh, trong những lần đi tập dưỡng sinh, sinh hoạt các câu lạc bộ, bà Phúc đã phổ biến bài thuốc này cho người quen và rất nhiều người nhờ đó đã khỏi bệnh. Nhiều năm chứng kiến nỗi khổ của con trai khi phải sống chung với căn bệnh khó chịu, ông bà quyết tâm giúp những người bị bệnh như con trai mình tìm lại sức khỏe. Khi bài thuốc được phổ biến rộng rãi, nhiều người tìm đến gia đình để xin bài thuốc, cây thuốc. Ngôi nhà ống giữa đất Sài Thành không có không gian để trồng cây nên để giúp đỡ những người bệnh, nên có mấy năm ròng, mỗi tuần ông bà lại thuê một chiếc xe 16 chỗ chạy ra Ninh Thuận, Bình Thuận chở đầy một xe cây giao về phát cho mọi người. Thời gian gần đây do tuổi cao, vợ chồng ông bà không thể đi xa lấy thuốc cho mọi người nên bỏ thời gian soạn hẳn một quy trình đầy đủ từ mô tả cây, công dụng, cách làm, tác dụng, lưu ý … và mỗi người bệnh tìm đến đều được biếu một bản quy trình này. Chi tiết quy trình diệt bệnh xoang bằng cây giao Điều đầu tiên trong bài thuốc này, ông Đảnh nhấn mạnh: “Do cây giao thuộc họ xương rồng, có mủ đục có hại cho mắt nên trong mọi thao tác làm thuốc (cắt, bẻ…) nhất thiết phải thật cẩn thận, tránh để mủ này dính vào mắt (có thể mang kính), tránh trường hợp mủ có khả năng làm hại, đui mắt. Những dụng cụ nhất thiết phải có để chữa bệnh xoang gồm: 1. Một ấm nước nhỏ (bằng kim loại, sành sứ đều được và lưu ý sau này không dùng ấm này để nấu nước uống vì sợ độc). 2. Lấy một tờ lịch treo tường loại lớn quấn xéo lại thành một cái ống dài. Lưu ý ống phải dài khoảng 50cm, nếu ngắn quá thì hơi sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da; còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho một đầu vừa miệng vòi ấm, còn một đầu nhỏ hơn dùng để hít. Nếu có ống tre hay trúc được thông lỗ giữa các đốt cây thì tốt hơn, nhưng không được dùng loại ống bằng nhựa bởi dễ nóng chảy. Bài thuốc xông mỗi ngày gồm một chén (bát) nước và khoảng 70gr cây. Nếu không có cân thì có thể đếm khoảng 15-20 đốt cây thuốc cho một ngày dùng. Thường buổi sáng dùng phần lớn lượng cây thuốc trong phần thuốc của cả ngày, chừa lại một vài nhánh nhỏ để đến chiều bổ sung lượng thuốc đã bốc hơi. Nếu dùng một lần một ngày thì trọn phần thuốc đã định vào một lần. Cắt nhỏ các đốt cây thành cỡ một nửa đốt ngón tay rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Sau đó đặt ấn lên bếp, nên sử dụng loại bếp có chức năng tăng giảm lửa như bếp ga mini. Đầu tiên vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi sùng sục. Khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì bớt lửa đến cực nhỏ, canh sao cho hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm. Kế tiếp đưa một đầu ống đã quấn vào vòi ấm, còn một đầu cho vào mũi để hít hơi xông lên.
Thời gian xông là hai lần trong một ngày (nên sử dụng vào sáng và tối). Thuốc đã dùng buổi sáng nên để dành và hâm lại dùng buổi tối. Khi hâm dùng lần hai thì nhớ bổ sung thêm một ít nước cùng vài đốt cây mới. Sau đó đổ bỏ, hôm sau lại làm liều thuốc mới. Hai hôm đầu xông mỗi lần 20 phút, từ ngày thứ 3 - 5 mỗi lần 25 phút, sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến hết bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hắn. Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn so với người lớn, để khi quen dần mới tăng thời gian lên. Theo ông Đảnh, nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần cho chắc ăn rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp. Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài. Kinh nghiệm bản thân của vị kỹ sư về hưu này cho thấy hễ bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh, bình thường chỉ sau từ 2 - 4 lần xông sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu mà vẫn không có chút kết quả gì thì chỉ có thể là cơ thể người bệnh không “chịu thuốc” hoặc là đã lấy không đúng giống thuốc hay sử dụng không đúng cách. Những trường hợp này nên ngưng dùng. Qua nhiều năm tiếp xúc với nhiều người bệnh xoang, ông Đảnh khẳng định: “Tỉ lệ khỏi bệnh là rất cao, khoảng trên 90% người đã dứt bệnh xoang khi xông mũi bằng cây giao.” Ông Đảnh lưu ý: “Người mới xông có thể gặp các biểu hiện sau: Có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 - 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ qua khỏi và êm dần cho đến khi hết bệnh. Có một số bệnh nhân viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu nhưng chừng 2 - 3 hôm sau cơn đau sẽ dịu dần; khi xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh”. Một lưu ý cuối cùng: Bài thuốc này không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

9 Cách Tri Đau Nhức Răng Hiệu Quả

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng như sâu răng, viêm lợi, nướu răng,… Người bệnh cần khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để xác định nguyên nhân và điều trị triệt để. Trong quá trình điều trị để răng đỡ đau và đạt kết quả nhanh có thể dùng một số bài thuốc đơn giản sau: Bài 1: Quả vải phơi khô 20g, rễ lá lốt 20g, đổ một bát nước sắc lấy nước đặc. Ngậm nhiều lần trong ngày. Bài 2: Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng, mỗi thứ 50g. Rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng đem đun cách thuỷ (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi) cho sôi 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (súc miệng) trong 5 - 10 phút hay dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi. Hoặc lấy vài lá trầu không, rửa sạch, thêm ít muối, giã nhỏ, hoà vào một chén rượu. Gạn lấy nước trong để ngậm liên tục tới khi giảm đau nhức.
Bài 3: Vỏ thân cây gạo 50g, thạch xương bồ 50g, sắc lấy nước đặc để ngậm. Trước khi ngậm cho thêm vài hạt muối. Bài 4: Vỏ trắng của cây ruối 100g, rượu 100ml. Cạo vỏ ngoài, thái nhỏ cho vào rượu ngâm, ngày ngậm 4 - 5 lần, dùng trong 2 - 3 ngày liền hoặc sắc nước lá ruối hòa với một ít muối để súc miệng. Bài 5: Hoa tươi của cây cúc áo 50g hoa ngâm với 300ml rượu trắng. Ngâm trong 10 - 15 ngày là được. Khi bị đau răng ngậm một ít rượu này trong vài phút, sau đó nhổ đi và súc miệng sạch. Ngày ngậm 5 - 10 lần. Bài 6: Nhân hạt gấc nướng chín vàng, tán bột, trộn với một ít dấm thanh, chấm vào chỗ răng đau. Chỉ cần chấm vài lần vào buổi chiều là đêm hết đau và có thể ngủ được. Bài 7: Vỏ thân cây trám trắng, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, phơi khô, lấy 50g thái mỏng, sắc lấy nước đặc, ngậm nhổ nước. Ngày làm nhiều lần. Bài 8: Lấy rễ lá lốt, rửa thật sạch, giã nát với mấy hạt muối, vắt lấy nước cốt, dùng bông sạch chấm vào răng đau, ngậm 2 - 3 phút rồi súc miệng bằng nước muối. Ngày chấm thuốc 3 - 5 lần. Bài 9: Vỏ thân cây sao đen 100g, cạo bỏ lớp bẩn thô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, sắc đặc, ngậm khi răng đau. Có thể phối hợp hai vị lá lốt và sao đen, 2 vị bằng nhau, sắc đặc, ngậm khi răng đau nhức, tác dụng giảm đau nhanh hơn.

Công Dụng Tuyệt Vời Của Rau Má

Rau má là cây nhỏ, mọc bò, thân rất mảnh, lá mọc so le - thường tụ họp 2-5 lá ở một mấu, mép khía tai bèo. Thành phần chính của rau má bao gồm: Beta caroten, sterols, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium, manganese, phosphorus, potassium, zinc và các loại vitamin B1, B2, B3, C, K. Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung. Nước sắc từ lá rau má được coi là có tác dụng hạ huyết áp. Nước sắc này cũng được coi là một loại thuốc bổ dưỡng để có sức khỏe tốt (tăng trí nhớ, thị lực vì rau má có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết). Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có nhiều sinh tố, khoáng chất, những chất chống ôxy hóa, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da. Loại thuốc đắp từ lá rau má cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt. Nó còn được dùng trong điều trị các chứng phù; viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản; các bệnh trĩ, phong, chàm hay vảy nến; giải ngộ độc sắn và lợi tiểu. Trong đông y, rau má thường được phối hợp với đậu đen hoặc mè đen chế làm thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc người ốm mới dậy.
Đối với da, nhiều công trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết, giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Hiện nay, rau má được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mỡ để điều trị tất cả các chứng bệnh về da như vết phỏng, vết thương do chấn thương, giải phẫu, cấy ghép da, vết lở lâu lành, vết lở do ung thư, bệnh phong, vảy nến… Các nhà thảo mộc học còn cho rằng rau má chứa nhân tố trường thọ gọi là “vitamin X trẻ trung” có tác dụng bổ dưỡng cho não, các tuyến nội tiết; đồng thời xác nhận nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da. Trên thực tế, rau má tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm giảm căng thẳng, tăng cường khả năng tập trung tư tưởng, giúp cải thiện trí nhớ người già. Người ta cho rằng dịch chiết rau má có hiệu quả tốt với bệnh Alzheimer nhờ những dẫn xuất của chất asiaticoside có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tác động của các độc tố beta-amyloid. Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Với những người bị mẩn ngứa (nổi mề đay), có thể lấy khoảng 50 g rau má tươi, rửa sạch, giã dập, hãm với nước sôi 200 ml như hãm chè tươi, uống trong ngày. Tuy nhiên, rau má có tính lạnh nên những người có chứng đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng.

Cách giải độc gan hiệu quả mà không phải uống thuốc

Gan là bộ phận vô cùng quan trọng giúp đào thải các độc tố trong cơ thể. Vì vậy cần phải có biện pháp giải độc gan để có cơ thể khỏe mạnh. Dấu hiệu chứng tỏ gan của bạn đang bị nhiễm độc
Da vàng Khi gan của bạn bị nhiễm độc các chất độc sẽ tích tụ bên trong cơ thể sau đó phát ra bên ngoài khiến phần da của bạn bị đổi màu. Da đổi màu là do chất bilirubin - một sắc tố trong mật được tạo ra trong gan của bạn để giúp quá trình tiêu hóa và chúng làm cho da của bạn bị vàng đi. Da nhạy cảm Một nghiên cứu năm 2013 của Học viện Da liễu Mỹ đã phát hiện ra rối loạn về đông máu và rối loạn gan có mối liên hệ với sự nhảy cảm về da. Điều này chứng tỏ sự nhạy cảm của da có liên quan đến chức năng của gan. Theo Bác sĩ Cindy Owen của Học viện Da liễu Mỹ nhận định rằng những người bị nhiễm độc gan thường sẽ có sự phát ban, nổi mụn, thay đổi kết cấu da,…Hàm lượng cholesterol trong máu tăng lên Gan có chức năng xử lý cholesterol, khi gan bị nhiễm độc lượng cholesterol trong máu sẽ tăng lên. Trong 1 ấn phẩm năm 2005 của Trường Y khoa Harvard cũng đã được giải thích về vai trò của gan trong việc sản xuất cholesterol và tuần hoàn máu. Do đó, khi lượng cholesterol trong máu tăng lên bạn nên đi khám gan ngay để có phương pháp giải độc cho gan. Mất cảm giác ngon miệng và mệt mỏi Khi gan bị nhiễm độc không có khả năng đào thải độc tố thì nó sẽ phản ứng với Cytokines, lần lượt kích hoạt các các chứng viêm trong cơ thể. Nồng độ Cytokines tăng lên sẽ khiến bạn cảm thấy chán ăn, miệng khô, mệt mỏi,… Chướng bụng Đây là biểu hiện của việc ứ dịch trong ổ bụng do gan không có khả năng đào thải.Nó là sự biến chứng của bệnh xơ gan. Làm sạch gan không cần đến thuốc Để làm sạch gan, giải độc cho gan bạn không cần phải dùng đến thuốc hay các thực phẩm chức năng mà hãy ăn ngay những loại củ có tác dụng giải độc gan cực nhạy. Ăn củ tỏi Đây là loại gia vị có sẵn trong bếp của mọi nhà vì vậy bạn chỉ cần ăn những món ăn có chế biến từ loại gia vị này để giải độc gan. Nếu có thể ăn sống trực tiếp hiệu quả của nó còn tốt hơn nhiều. Trong tỏi có chất Allicin và selen có tác dụng làm sạch gan, đồng thời tỏi còn có tác dụng kích hoạt, phục hồi lại các enzym trong gan và giải độc gan hiệu quả. Ngoài ra ăn tỏi thường xuyên còn giúp bạn tăng cường hệ tim mạch, điều hòa huyết áp và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ăn củ nghệ Nghệ không chỉ nổi tiếng lá thần dược của dạ dày mà nó còn là bạn đồng hành hiếm có của lá gan. Các hoạt chất trong nghệ có tác dụng điều hòa cholesterol trong máu, làm giảm tính viêm và bảo vệ gan tránh được tác động tiêu cực của gốc tự do. Do đó, dùng nghệ để giải độc gan là một liệu pháp cực cực công hiệu. Bạn có thể dùng bột nghệ hay nghệ tươi để kho cá, kho thịt, nấu cà ri,…ăn nghệ tùy theo ý thích của bạn để có tác dụng tốt nhất cho gan, dạ dày mà hệ tuần hoàn máu. Ăn củ gừng
Gừng cũng là một loại gia vị cực quý. Người ta thường kết hợp nước chanh gừng để giải độc gan vfa thanh lọc cơ thể hàng ngày. Mỗi ngày 1 cốc nước chanh và vài lát gừng sẽ giúp bạn có sức đề kháng tốt, và một lá gan khỏe mạnh. Đồng thời bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh để thúc đẩy quá trình giải độc gan có hiệu quả hơn nhé! Phòng tránh nhiễm độc gan Gan bị nhiễm độc là do chế độ ăn uống sinh hoạt của bạn không hợp lý để phòng ngừa sự nhiễm độc cho gan: - Tăng cường ăn các loại rau màu xanh đậm vì chúng rất giàu chlorophy II thực vật giúp loại độc tố rất tốt. - Không uống quá nhiều rượu bia. - Ăn nhiều các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho gan như cà rốt, củ cải,… - Uống thật nhiều nước, ít nhất là 1,5-2 lít nước mỗi ngày. - Tránh thức khuya, làm việc quá sức. - Ăn nhiều các loại trái cây họ cam quýt để ngăn chặn các gốc tự do, tăng hệ miễn dịch cho gan.

Bài thuốc trị đau nửa đầu

Theo Đông y, hội chứng đau nửa đầu (Meniere) thuộc chứng huyễn vựng gồm triệu chứng chóng mặt là chủ yếu kết hợp với các chứng ù tai, nôn mửa. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh theo từng thể. Thể can phong: do can hỏa vượng, can dương bốc lên, can thận […] Theo Đông y, hội chứng đau nửa đầu (Meniere) thuộc chứng huyễn vựng gồm triệu chứng chóng mặt là chủ yếu kết hợp với các chứng ù tai, nôn mửa. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh theo từng thể. Thể can phong: do can hỏa vượng, can dương bốc lên, can thận âm hư gây ra. Thường gặp ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm… Biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, đắng, nôn mửa, phiền táo, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền, tế, đới sác. Phép chữa: bình can tức phong, tiềm dương, hoặc bổ thận âm, bổ can huyết. Dùng một trong các bài thuốc sau: Bài 1: thục địa 16g, quy bản 12g, miết giáp 12g, câu kỷ tử 12g, long cốt 12g, mẫu lệ 18g, câu đằng 16g, táo nhân 12g. Sắc uống. Bài 2: Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g; phục linh, trạch tả, đơn bì, bạch thược, đương quy, cúc hoa mỗi vị 8g; long cốt 12g; mẫu lệ 12g; câu kỷ tử 12g. Sắc uống. Bài 3: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 12g, câu đằng 16g, phục linh 12g, tang ký sinh 16g, dạ giao đằng 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, thạch quyết minh 20g. Sắc uống. Bài 4: Nếu huyết áp tăng gây chóng mặt, phiền táo, ngủ ít, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, Biễu hiện của chứng can hỏa vượng thì dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, sài hồ 12g, sinh địa 16g, đương quy 8g, mộc thông 12g, xa tiền 16g, trạch tả 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g. Sắc uống. Thể huyết hư: thường gặp ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch. Biểu hiện: sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên, ăn kém, chất lưỡi nhạt ít rêu, chóng mặt, hoa mắt. Mạch tế nhược. Kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, sắc kinh nhạt. Phép chữa: dưỡng huyết, tức phong. Dùng một trong các bài thuốc sau: Bài 1: thục địa 16g, xuyên khung 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 16g, tang ký sinh 16g, ngưu tất 12g, long nhãn 12g, cỏ nhọ nồi 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống. Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, tang ký sinh 16g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, hà thủ ô 16g, a giao 8g, ngưu tất 12g. Sắc uống. Bài 3: Bát trân thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh 16g. Sắc uống. Bài 4: Ngũ vị tử thang: ngũ vị tử 8g, toan táo nhân 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, đương quy 8g. Sắc uống. Thể hàn thấp:
Biểu hiện: người béo trệ, chóng mặt, hoa mắt, lợm giọng, buồn nôn, ngủ hay mê, ăn kém, sáng hay khạc ra đờm, miệng nhạt, lưỡi bệu, rêu dính, mạch hoạt. Phép chữa: hòa đàm trừ thấp. Dùng bài Nhị trần thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ chế 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống. – Nếu miệng đắng, lưỡi khô, tiểu vàng, phiền táo, đại tiện táo thêm trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, bạch thược 12g, địa long 8g, thạch xương bồ 8g. – Nếu rêu lưỡi trắng dính, đại tiện lỏng, miệng không khát, thêm đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, trạch tả 8g. Kết hợp day bấm các huyệt sau: – Nội quan: từ cổ tay phía lòng bàn tay đo lên 2 tấc, cách 2 ngón tay 2 và 3. – Lao cung: từ khe giữa ngón tay thứ 3 và thứ 4 kéo thẳng xuống giữa lòng bàn tay. – Thiên lịch: trên huyệt dương khê 3 tấc. – Phong trì: phía sau tai, chỗ lõm ở chân tóc. – Định huyễn: từ phong trì đo lên 1 thốn. Chủ yếu là day bấm 2 huyệt lao cung và thiên lịch có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Phối hợp tất cả các huyệt có tác dụng thanh nhiệt ở lục phủ ngũ tạng, thanh tâm hỏa, trừ thấp nhiệt, lương huyết, định tâm, an thần, thông mạch lạc, trị đau đầu, ù tai, đau các dây thần kinh, có tác dụng tốt trong phòng và trị bệnh đau nửa đầu.

Trị phong thấp tay chân co rút đi đứng không được

Ké đầu ngựa, Ké đầu ngựa, rang cho cháy lông, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 8 đến 12 gram, sắc uống lúc đói Kiêng cử ăn thịt heo trong thời gian uống thuốc Rất hiệu quả

Chữa viêm mũi, nghẹt mũi từ củ hành

Đâm vài củ hành, chế nước sôi vô, lấy vải che lại rồi hít hơi đó cho thông mũi. Có thể lấy nước cốt hành nhỏ mũi, hoặc pha chút nước cho loãng rồi nhỏ sẽ thông liền, chỉ làm vài lần là đủ. Đâm vài củ hành, chế nước sôi vô, lấy vải che lại rồi hít hơi đó cho thông mũi. Có thể lấy nước cốt hành nhỏ mũi, hoặc pha chút nước cho loãng rồi nhỏ sẽ thông liền, chỉ làm vài lần là đủ.

Gừng Tươi - Thần Dược Chữa Bệnh Mất Ngủ

"Thần dược" chữa bệnh mất ngủ kinh niên ở ngay trong nhà bạn Càng ngày càng nhiều người mắc bệnh mất ngủ. Số người mắc căn bệnh này không còn giới hạn trong độ tuổi xế chiều mà đã mở rộng ra những đối tượng là những người trẻ. Bệnh mất ngủ mặc dù không gây chết người nhưng lại bào mòn sức khỏe của con người một cách vô cùng kinh khủng. Bên cạnh việc sử dụng thuốc mà người ta biết rõ rằng sẽ có nhiều tác dụng phụ, nhiều người có xu hướng tìm kiếm những thảo dược giúp chữa bệnh mất ngủ một cách tự nhiên. Trong số những thảo dược được tin dùng để chữa căn bệnh mất ngủ, người ta thường quên rằng gừng là vị thuốc chữa mất ngủ rất hiệu quả. Gừng là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong Đông y. Gừng có tác dụng đối với các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có tác dụng làm ấm, chống lạnh, hồi dương, thông lạch. Thông thường, gừng được dùng để chữa những căn bệnh về tiêu hóa như đau bụng, đầy bụng, thổ tả... hay những bệnh do lạnh như cảm lạnh, ho, thấp khớp do lạnh, chân tay lạnh... Khoảng 70% đơn thuốc đông y có vị gừng để thấy rằng gừng có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ chữa bệnh cho con người. Riêng với bệnh mất ngủ, vì trong gừng có chứa chất Cineole giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp tinh thần con người sảng khoái và ngủ ngon giấc. Có thể thấy gừng rất hiệu quả trong việc điều trị mất ngủ, nhưng không phải có tác dụng trực tiếp ngay lập tức mà phải dùng để cải thiện bệnh dần dần. Dùng gừng trị mất ngủ thế nào? Có nhiều cách để dùng gừng trị mất ngủ: - Nấu nước gừng ngâm chân mỗi tối giúp các kinh mạch thư giãn, cơn buồn ngủ sẽ đến nhanh hơn. - Nửa củ gừng nấu với đường phên (đường đỏ) và 500ml nước nấu lên uống vào buổi trưa và chiều để có tác dụng vào buổi tối. Bài thuốc này chữa mất ngủ kinh niên cực tốt, nên kết hợp với cách ngâm chân bằng nước gừng. - Gừng tươi ngâm với giấm. Cho vài lát gừng vào chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ trong vòng 30 phút. Làm đều đặn liên tục hàng ngày, chỉ trong vòng tháng rưỡi là bệnh mất ngủ sẽ hết.

Sunday, August 30, 2015

Giảm Mỡ Bụng Hiệu Quả Trong 1 Tuần Bằng Chanh


Sử dụng chanh đúng cách với những cách pha chế nước uống hằng ngày sẽ giúp bạn có được cách giảm mỡ bụng nhanh nhất trong 1 tuần.
Với đặc tính axit cao cùng với lượng vitamin C cao nên chanh đặc biệt có tác dụng thúc đẩy trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm quá trình hấp thu chất béo, đường độc hại để có thể giảm mỡ bụng nhanh nhất trong một tuần một cách dễ dàng hơn. Nước chanh pha với mật ong
Ưu điểm của mật ong là cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng tuyệt đối an toàn, không gây hiện tượng tích trữ chất đường ngọt như khi bạn nghĩ đến. Vì vậy, mật ong cũng được đánh giá là một trong những giảm mỡ bụng nhanh nhất Với khả năng đem lại cảm giác no lâu, hạn chế tiêu thụ thức ăn cùng với những hoạt chất có tác dụng đốt cháy mỡ thừa của chanh sẽ tạo nên bộ đôi hoàn hảo giúp mục tiêu giảm cân của bạn dễ dàng đạt được. Không quá khó để có thể có được cốc nước chanh mật ong thơm ngon, bạn chỉ cần dùng 300ml nước ấm pha với 1 quả chanh và 2 thìa nhỏ mật ong nguyên chất và khuấy đều là có thể uống được. Nên uống nước chanh pha mật ong 2 lần/ngày, khoảng 30 phút trước khi ăn sáng và 30 phút trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện bạn sẽ nhận thấy đây là cách giảm mỡ nhanh nhất trong một tuần mà bạn nên thử. Nước chanh pha loãng Với cách pha chế chanh này khá đơn giản hơn, bạn chỉ cần chọn những quả chanh tươi vắt lấy nước cốt và pha loãng với lượng nước lọc vừa đủ uống rồi uống hằng ngày thay cho nước lọc là được, có thể để lạnh để uống giải khát vào mùa hè sẽ rất tốt. Cách giảm mỡ bụng nhanh nhất trong một tuần với chanh Cách giảm mỡ bụng nhanh nhất trong một tuần này dễ dàng thực hiện nhưng bạn cần lưu ý tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, không nên uống nước chanh pha quá chua vì buổi sáng dạ dày của bạn chưa có gì, nếu ngay lập tức lúc này bạn uống một cốc nước quá chua sẽ khiến cho lượng acid tăng cao dễ dẫn đến hiện tượng viêm loét dạ dầy nếu liên tiếp trong thời gian dài. Nước chanh muối Nếu bạn cảm thấy vị của nước chanh pha loãng quá nhạt, khó uống thì có thể chọn giải pháp khác là dùng nước chanh pha muối. Cách giảm mỡ bụng nhanh nhất trong một tuần với chanh Cách làm cũng không quá phức tạp, chỉ cần dùng ½ quả chanh pha với 250ml nước ấm và một chút muối trắng để uống thay cho nước lọc. Nhưng tốt nhất, để tiện lợi hơn bạn có thể tự làm nước chanh muối để dùng dần mỗi khi uống. Với nước chanh muối đặc biệt này sẽ có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa hỗ trợ đào thải mỡ thừa mang lại cho bạn cách giảm mỡ bụng nhanh nhất trong một tuần, mà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Nước vỏ chanh Không chỉ có nước cốt chanh mới mang lại hiệu quả giảm cân tốt nhất mà vỏ chanh cũng được sử dụng rất hữu ích. Có thể bạn không biết trong vỏ chanh bao gồm một thành phần được gọi là pectin có tác dụng giảm hấp thụ nhiều đường, giúp bạn duy trì cân nặng ổn định để giảm cân dễ dàng hơn. Cách giảm mỡ bụng nhanh nhất trong một tuần với chanh Với cách giảm mỡ bụng nhanh nhất trong một tuần này bạn cần sử dụng khoảng 10 vỏ chanh, nấu chung với 200ml nước. Nước sôi khoảng 10 phút cho vỏ ra hết chất thì tắt bếp, để nguội và uống trực tiếp. Vì nước vỏ chanh có vị hơi the và đắng nên có thể khiến bạn có cảm giác không quen, khó chịu khi mới bắt đầu uống. Bạn có thể ăn một quả táo nhỏ sau khi uống cũng là cách khắc phục tốt dành cho bạn. Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân Superior Fat Burner Cách giảm cân từ thiên nhiên luôn được đánh giá cao và mang lại hiệu quả tốt nhất cho người béo. Cũng như cách giảm mỡ bụng hiệu quả với chanh đã được nêu trên thì việc kết hợp sử dụng sản phẩm giảm cân từ thiên nhiên Superior Fat Burner cũng sẽ hỗ trợ tối đa cho quá trình đào thải mỡ thừa nhanh chóng hơn.

Trị Lở Loét Đơn Giản Bằng Thảo Dược


Thuốc nam chữa vết thương bị lỡ loét
Vết thương bị lỡ loét do nhiễm trùng khá phổ biến như bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc bị trầy xước da gây độc... Vết thương bị lỡ loét thường xẩy ra khi vết thương đó làm độc, gây mũ, để lâu ngày sẽ nhiễm trùng, chảy nước vàng (nước mô), kèm với mùi hôi tanh làm cho người bệnh đau đớn, khổ sở. Cơ thể được một lớp da bao bọc bên ngoài để bảo vệ, giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, nếu không may bị một biến cố nào đó, hoặc đứt tay chân, hoặc vệ sinh thân thể không sạch sẽ, làm cho da bị trầy xước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây mụn, mũ. Từ một vết loét nhỏ nếu không quan tâm, để ý cộng với hệ miễn dịch của người bệnh không tốt hay máu xấu sẽ dẫn đến một vết thương nghiêm trọng gây ra lỡ loét, nhiễm trùng và có thể nguy kịch đến tính mạng. Những trường hợp nào dễ bị lỡ loét Vết thương bị lỡ loét dễ xẩy ra đối với những bệnh nhân nằm lâu trên một mặt phẳng cứng, hoặc không thể tự xoay trở được thường xuyên vì một số biến cố như bị liệt, nhất là liệt hai chân, bệnh nhân hôn mê do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não…, không tự chủ được tiểu tiện và vệ sinh cá nhân, đây cũng là nhân tố gây nên lỡ loét da vì do nhiễm khuẩn. Vùng da của người bệnh thường tiếp xúc với mặt giường nhiều, lúc đầu sẽ không đau hoặc đau ít, sau đó dần dần đỏ lên, vài ngày sau sẽ giống như một vết phỏng, có những mụn nước bao bọc, có màu đỏ bầm và sau đó đen lại do hoại tử, khi sờ sẽ thấy lạnh vì mạch máu không lưu thông để nuôi tế bào ở những khu vực này. Do đó khi xuất hiện dấu hiệu bị lỡ loét cần phải được chăm sóc kỹ để ngăn chặn sự lan rộng, vết lỡ loét càng sâu thì càng dễ nhiễm trùng dẫn đến việc điều trị lâu hơn, gây thêm đau đớn cho bệnh nhân, có khi đây lại là nguyên nhân chính lấy đi tính mạng người bệnh. Thuốc nam chủ trị vết thương bị lỡ loét Khi chữa trị vết thương bị lỡ loét phần lớn đều dùng đến kháng sinh cao liều, có thể uống, có thể giã thành bột đắp vào, có thể dùng để bôi, chấm vào vết thương. Trong nhiều trường hợp bị kháng thuốc và vết thương nghiêm trọng hơn thì thuốc nam đến từ bài thuốc cây nhà lá vườn sẽ là cứu cánh cho người bệnh. Trong chuyên mục này Ban biên tập giới thiệu đến bạn đọc một bài thuốc đặt biệt. Bài thuốc này do “Cha” Jame Vũ từ Bang California, Hoa kỳ cung cấp cho site bài thuốc dân gian với mong muốn cứu giúp cho những người bệnh không may bị chứng lỡ loét hành hạ, tìm mọi phương cách chữa trị mà không khỏi. Bài thuốc đơn giản như sau: Khi có người thân trong gia đình bị lỡ loét từ nhiều nguyên nhân, vết thương bị lỡ loét cứ lan rộng, chảy máu mủ và nước vàng thì người nhà bệnh nhân hãy dùng lá cây Ráy và lá Lốt. Đây là hai nguyên liệu chính cho bài thuốc này. Lá lốt loại già, rửa sạch, thái nhỏ thành sợi như thuốc lào. Tiếp theo dùng lá Lốt này bỏ vào trong một miếng lớn lá cây Ráy, cho thêm vài hạt muối (tốt nhất là muối hột). Gói lá Ráy lại, lấy tăm châm ít lỗ nhỏ bên ngoài lá, tùy vào vết thương bị lỡ loét to hay nhỏ mà gói lá thuốc cho phù hợp. lá cây ráy lá lốt
Lá Ráy và lá Lốt kết hợp thành bài thuốc chủ trị vết thương bị lỡ loét rất kiến hiệu Hơ gói thuốc này trên bếp than hoặc bếp ga đều tốt. Hơ cho đến khi héo lá Ráy bao ngoài, để hết nóng cho đến khi thấy còn ấm thì áp tất cả vào chỗ bị lỡ loét. Để một lúc lâu cho nó hút máu mũ, nước vàng và làm se dần vết thương. Làm mỗi ngày một lần cho đến khi vết thương se khô và không còn chảy nước vàng (nước mô) nữa thì dừng. Cách này rất hay ai dùng cũng sẽ khỏi. Một bài thuốc nam đơn giản nhưng có thể chữa trị một chứng nguy hiểm. Nguyên liệu cho bài thuốc cũng rất dễ tìm từ thảo mộc và các vị thuốc nam trong tự nhiên. Một phương thuốc chữa bệnh lỡ loét khác theo giáo sư Ohsawa đến từ Nhật bản cũng rất đáng quan tâm có trong chuyên mục bài thuốc theo Ohsawa, bạn đọc có thể tìm hiểu để có thêm thông tin khi chữa trị chứng bệnh này.

Chữa Bệnh Huyết Áp Hiệu Quả Bằng 5 Món Ăn Ngon


5 món canh ngon, bổ cho người bệnh tăng huyết áp Các nghiên cứu đã chứng minh rằng việc ăn uống hợp lý đã trở thành một biện pháp không thể thiếu để phòng và chữa bệnh tăng huyết áp. “Ở người tăng huyết áp nếu ăn uống không đúng thì cho dù có dùng thuốc hạ áp đều đặn, đúng giờ đến đâu cũng kém hiệu quả”, PGS Lâm nói. Theo đó, chế độ ăn hạ huyết áp là chế độ giàu quả chín, rau xanh, sản phẩm sữa ít béo, bao gồm cả ngũ cốc toàn phần, thịt gia cầm, cá và lạc. Chế độ ăn này giảm chất béo, thịt đỏ, nước giải khát có đường, giảm chất béo no, giảm cholesterol, tăng kali, can xi… và chất xơ. PGS Lâm cũng đưa ra cách chế biến một số món canh giúp hạ huyết áp. Canh cá lóc, giá và cải canh: Cá lóc 50g, giá 50g, cải canh 30g, tỏi 10g, hành 5g, bột canh. Thịt cá làm sạch xào chung với giá và cải xanh , cho hành tỏi vào cho thơm. Sau đó cho vào nồi nấu sôi, nêm một chút bột canh là được. Mỗi ngày ăn một lần. Canh thịt lợn, cà tím và dưa chuột: Thịt lợn nạc 50g, cà tím 50g, dưa chuột 30g, tỏi 10g, hành 5g, dầu vừng 10g, bột canh. Dưa chuột rửa sạch, cắt miếng; cà rửa sạch cắt miếng; thịt lợn rửa sạch, cắt miếng; hành cắt đoạn, tỏi bỏ võ giã nát. Để nồi nóng đổ dầu vào phi hành cho thơm rồi xào sơ thịt đã ướp tỏi. Sau đó cho nước vào nấu sôi rồi bỏ các thứ nấu thêm chừng 20 phút là được. Dùng ăn thay thức ăn.
Canh tôm củ cải trắng: Củ cải trắng 150g, đậu phụ 100, tôm nhỏ 50g, giá đậu tương (hoặc đậu xanh) 50g; gừng 3g, hành 5g, tỏi 5g, dầu 30g, bột canh. Cải trắng rửa sạch, cắt miếng; giá đậu rửa sạch, bỏ rễ; đậu phụ rửa sạch cắt miếng vuông; tôm rửa sạch, gừng cắt lát; hành cắt khúc; tỏi bỏ vỏ, cắt lát. Để nồi nóng đổ dầu vào, phi gừng, hành cho thơm đổ nước vào nấu sôi với củ cải trắng bằng lửa lớn. Sau đó cho các thứ còn lại vào nấu bằng lửa nhỏ cho chín. Mỗi ngày ăn một lần, nhớ ăn hết cả cái lẫn nước. Canh rong biển, đậu đen và hải sâm: Rong biển 50g, đậu đen 150g, hải sâm 50g, bột canh. Rong biển rửa sạch, cắt sợi; hải sâm ngâm nước mềm, cắt miếng mỏng; đậu đen ngâm nước, rửa sạch. Cho rong biển, đậu đen, hải sâm vào nồi, đổ khoảng 1l nước. Dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn lửa nhỏ nấu thêm 90 phút, nêm một chút bột canh vào là được. Mỗi ngày ăn một lần, ăn hết cả cái lẫn nước.
Canh cá diếc nấu với sò biển: Cá diếc 150g, sò biển 30g (hoặc dạng khô thì chỉ dùng 12g); cải canh 100g; đậu phụ 150g; rượu 10g; gừng 5g; hành 5g; dầu vừng 10g; bột canh. Cá diếc đánh vẩy, bỏ mang, bỏ ruột làm sạch; đậu phụ cắt miếng; gừng cắt lát, hành cắt khúc; rau cải canh rửa sạch. Lấy dầu, muối ướp cá, nấu sôi cá với sò, gừng, hành bằng lửa lớn sau đó cho đậu phụ vào, vặn lửa nhỏ hầm riu riu thêm 30 phút rồi cho rau cải canh vào là được. Mỗi ngày ăn một lần, ăn cả cái lẫn nước.

Friday, August 28, 2015

Rau Muống Chữa Bách Bệnh


Rau muống là món ăn thông dụng, được nhiều người ưa chuộng. Hãy tận dụng những giá trị dinh dưỡng và phòng trị bệnh từ món rau đơn thuần này.
rau muống chữa bệnh Rau muống chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, da và não bộ. Một số bài thuốc thường dùng 1.- Chữa nóng ruột, ợ chua: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả rửa sạch, cắt khúc sao qua cho vào ấm đổ 750ml nước sắc còn 250ml chia 2 lần uống lúc đói. Dùng liền 1 tuần. 2.- Trị bí tiểu do nhiệt: Rau muống một nắm, râu ngô 12g, rễ chanh 12g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 550ml nước sắc còn 200ml chia 2 lần. Dùng liền 10 ngày. Hoặc có thể rau muống tươi rửa sạch, giã nát lấy nước thêm chút mật ong cho dễ uống, mỗi lần 30 - 50ml. 3.- Hỗ trợ trị kiết lỵ do thấp nhiệt: Rau muống 400g bỏ lá, rửa sạch thêm một ít vỏ quýt khô để lâu (trần bì) cho 3 bát nước vào ấm, đun nhỏ lửa, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 ngày. 4.- Tốt cho người đái tháo đường (giảm tiêu khát): Rau muống 60g, râu ngô 30g. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 300ml chia 3 lần. Dùng liền 10 ngày. Hoặc có thể lấy rau muống đỏ luộc ăn hàng ngày. 5.- Trị rôm sảy, mẩn ngứa do nóng: Rau muống rửa sạch nấu nước tắm, rửa rất hiệu nghiệm. Hoặc rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10 củ. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml nước uống hằng ngày. 6.- Trị say sắn (thể nhẹ): Lấy một nắm rau muống rửa sạch giã nát vắt lấy nước để uống. Theo kinh nghiệm, rau muống có tác dụng thanh nhiệt giải độc và nhuận tràng nên mùa hè luộc ăn thường xuyên rất tốt nhất là đối với người thiếu sắt, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, người táo bón,... Rau muống sạch sẽ có nhiều tác dụng và an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, hiện nay người dân sử dụng nhiều loại phân bón, phân đạm và có thể bị ô nhiễm nguồn nước nên khi sử dụng rau chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.

30 mẹo hay chống say tàu xe không cần thuốc


- Say tàu xe là hiện tượng phổ biến khi di chuyển trên các phương tiện giao thông, dưới đây là cách chống say tàu xe không cần dùng thuốc. 1. Lá trầu
Lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, bạn giữ 1 - 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ "át" mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe. Trước khi lên tàu xe khoảng 15 phút, bạn dùng khoảng 3 - 4 lá trầu (lá trầu không mà các cụ ăn trầu), dùng tay xé lá trầu ra vài miếng, cho hơi nát lá. Bạn đưa những lá trầu này dán vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn. 2. Ngủ đủ giấc trước ngày khởi hành me Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe hoặc nôn nao. Đây là điều rất quan trọng với bạn. Với một sức khỏe không tốt vì thiếu ngủ và lo lắng, bạn rất dễ bị say xe hoặc nôn nao. 3. Tránh ăn no Trước khi đi, hãy cố gắng tránh ăn quá no hoặc uống đồ có cồn . Tuy nhiên, bạn cũng đừng bước lên xe với cái bụng rỗng. 4. Vỏ quýt Bạn hãy nhớ mang theo một quả quýt khi lên xe. Tinh dầu cùng hương thơm dìu dịu từ vỏ quýt sẽ giúp bạn đỡ say và cảm thấy dễ chịu hơn. 5. Dấm ăn Trước khi lên xe, bạn có thể uống một ly nước ấm có pha dấm. Làm như vậy, bạn có thể phòng chống tình trạng say xe. 6. Uống thuốc chống say Các loại thuốc chống nôn hiện nay khá phong phú, gồm cả nội và ngoại. Trước khi lên xe 1 tiếng, hãy uống một viên thuốc chống say. Người bị say nghiêm trọng có thể uống 2 viên trong khi trẻ em dùng ít hơn. Nếu ngồi xe trên 2 tiếng mà vẫn bị say, bạn có thể uống thêm 1 viên nữa. Tuy nhiên, thuốc chống say lại có một nhược điểm, đó là tạo cảm giác choáng váng và lâng lâng cho người uống. Một khi đã say xe, bạn sẽ có cảm giác hơi nghẹn vì thuốc chống say chặn không để bạn bị nôn khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. 7. Dùng miếng dán cổ tay và rốn Loại miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp hành khách không bị say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ. Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc dán cao Salonpas vào rốn. Đây là cách giúp giữ ấm vùng bụng của bạn. 8. Ngồi ghế trước Kinh nghiệm cho những người hay say xe là ngồi càng xa phần đuôi xe càng tốt. Ở đó, tầm mắt của họ sẽ xa hơn nên không bị tập trung vào những tình huống trên xe. Thêm vào đó, ngồi ghế trước thường ít xóc hơn. 9. Tập trung Hãy quan sát các đường thẳng phía trước. Không nhìn phong cảnh xung quanh để mắt của bạn được nghỉ ngơi hoặc nói chuyện với những người xung quanh. 10. Dầu gió Khi ngồi trên xe, bạn có thể lấy dầu gió bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì để tránh bị say. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào rốn, sau đó lấy băng che đi là được. 11. Không đọc sách báo Không nên đọc bất cứ thứ gì khi ngồi trên xe, kể cả bản đồ. Bạn hãy để người nào đó tỉnh táo trợ giúp. Chỉ cần bạn liếc qua vài dòng trong sách cũng đủ đưa bạn vào trạng thái say xe ngay lập tức. 12. Tránh ngồi cạnh người cũng say xe Ngồi bên cạnh người bị say xe và sẽ khiến bạn say xe ngay lập tức. Do đó, nên tránh ngồi cạnh những người cũng bị say xe như bạn. 13. Cố gắng không bị phụ thuộc vào cảm giác me Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường. Đây là một trong những chú ý quan trọng vì rất nhiều người mắc phải. Sự tập trung khiến bạn thoát khỏi cảm giác say và hãy cố gắng nhìn vào một hình ảnh phía trước trên đường. 14. Gừng tươi gung Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ôtô, bạn hãy đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi hăng và cay bay vào trong mũi. Cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ôtô, bạn hãy đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi hăng và cay bay vào trong mũi. Cũng có thể cắt một miếng gừng và lấy băng dính dán vào rốn. Ngoài ra, trà gừng cũng là một phương pháp hữu hiệu. Bạn có thể uống trước trà gừng khi đi. Ngậm kẹo gừng cũng là một giải pháp, chất ngọt sẽ giúp bạn tăng cường tuần hoàn não. 15. Thở bằng khí trời Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài và tránh để gió thốc thẳng vào đầu. Không nên ngồi trực tiếp dưới ánh nắng 16. Ấn huyệt nội quan Khi say xe, bạn có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. Đây là chiêu thường được các bác sỹ đông y áp dụng. 17. Trò chuyện với mọi người xung quanh Nếu có bạn bè đi cùng trong chuyến đi, những câu chuyện sẽ giúp bạn quên đi cảm giác đang ngồi trên xe. Bạn cũng có thể mang theo một vài món đồ ăn vặt, một chiếc máy nghe nhạc, hát một mình hoặc một vài món đồ chơi trí tuệ …để làm thú vui tiêu khiển trên xe, chúng sẽ giúp bạn quên đi cảm giác say xe. Nên nhớ rằng yếu tố tình thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn. 18. Tránh xa các mùi khó chịu Tránh xa mùi thuốc lá, mùi nước hoa hay các chất tạo mùi khó chịu trên xe. Vì khói thuốc lá sẽ khiến cho tình trạng say xe của bạn trở nên say xe hơn vì thế bạn nên đề nghị những người đi chung xe với bạn không nên hút thuốc lá. Ban có thể thì bạn hãy mở cửa sổ ô tô để có thể tận hưởng không khí trong lành từ thiên nhiên cũng sẽ giúp bạn đỡ say hơn. 19. Tránh uống thức uống có ga tre Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc… Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc… những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho bạn dễ bị ghê cổ và buồn nôn. 20. Ngủ một chút nếu có thể Giấc ngủ trên xe sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chống lại cơn say. Nếu có thể, hãy ngủ một chút để quên cảm giác say. 21. Dùng khẩu trang Đây là chuyện có vẻ rất nhỏ nhưng lại tốt cho bạn. Khẩu trang giúp bạn không bị mùi của xăng và đồ trong xe ập thẳng vào khứu giác, từ đó đỡ đi cảm giác khó chịu và nôn nao ban đầu. 22. Trang bị túi dự phòng Bạn nên mang theo túi dự phòng để dùng trong những tính huống khẩn cấp như khi xe dừng lại. Đây là thời điểm những người say xe rất dễ bị nôn. Khi đã nôn xong, bạn nên uống nước có chất ngọt để đầu óc tỉnh táo hơn. 23. Những loại thực phẩm giúp chống say xe Ngoài gừng tưới, chanh (uống nước hay cắt lát ngậm) các loại cam quýt giúp chống buồn nôn khi say xe thì người bị say xe có thể ăn uống thêm các thực phẩm dưới đây. 24. Ngũ cốc nguyên hạt Trước khi lên tàu xe, bạn nên ăn các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Chúng có tác dụng hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa dễ dàng nên có thể giúp ngừa cảm giác say tàu xe. 25. Bánh mì sandwich Bánh mì sandwich kẹp rau, hoặc kẹp thịt nạc có tác dụng làm nhẹ dạ dày, nhờ thế sẽ giúp giảm cảm giác say tàu xe. 26. Trái cây khô Trong trường hợp bạn đang bị say tàu xe, ăn trái cây khô được chứng minh rất hiệu quả trọng việc làm dịu thần kinh cảm giác của bạn. Bên cạnh đó, trái cây khô còn chứa nhiều natri, có tác dụng giúp giảm nhẹ triệu chứng say tàu xe. 27. Sữa đậu nành Trong trường hợp bạn cảm thấy khó chịu ở dạ dày do say tàu xe, hãy uống sữa đậu nành. Loại thực phẩm này có thể giúp thư giãn dạ dày và giảm cảm giác chóng mặt, hoa mắt. 28. Nước me Uống khoảng hai ly nước ấm trước khi đi tàu xe là liều thuốc tốt cho những người bị say tàu xe. Uống khoảng hai ly nước ấm trước khi đi tàu xe là liều thuốc tốt cho những người bị say tàu xe. Vì phương pháp này có tác dụng giúp kéo giảm cảm giác buồn nôn. 29. Bánh quy giòn Các loại bánh quy giòn, đặc biệt là bánh quy mặn là loại thực phẩm có tác dụng hấp thu axít trong dạ dày nên có thể giúp ngăn ngừa hiệu quả các triệu chứng say tàu xe. 30. Khoai lang Khoai lang sống rất hiệu quả trong việc phòng chống say tàu xe, nó có tác dụng chống co thắt và trung hòa axit trong dạ dày do đó có tác dụng chống nôn, khoai lang tươi đã làm sạch, ăn nhai nuốt cả bã. Một phương pháp đơn giản khác để giảm bớt các triệu chứng say xe là nhai kẹo cao su và uống từng ngụm nước nhỏ trong suốt chuyến đi.

Tuyệt chiêu "ngàn dặm" không say tàu xe

Say tàu xe còn gọi là say sóng, một hội chứng xảy ra khi di chuyển bằng tàu thuyền, xe hơi hoặc máy bay. Các triệu chứng thường gặp là chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, đổ nhiều mồ hôi, tụt huyết áp… Y học gọi là rối loạn tiền đình do di chuyển.
Triệu chứng say tàu xe thường gặp là chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi, tụt huyết áp... Triệu chứng say tàu xe thường gặp là chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi, tụt huyết áp... Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện tượng say khi đi phương tiện ảnh hưởng tới hơn 80% dân số, phổ biến nhất là khi họ đi bằng xe ôtô, máy bay hoặc đi tàu trên biển; trong đó, khoảng 60% là trẻ em ở tuổi từ 5 đến 16. Hơn 1/3 lái xe thú nhận họ thường xuyên căng thẳng hoặc quẫn trí khi hành khách của mình bị say xe và hơn 1/4 cho biết họ sẽ dừng lại để chăm sóc người bị say hoặc lái thật nhanh đến đích cuối cùng. Tuy nhiên, chỉ có một nửa trong số lái xe được hỏi thừa nhận họ đã chuẩn bị đầy đủ để tránh tình huống này. Dưới đây là những cách giúp bạn tránh được những hiện tương say tàu xe: 1. Dùng thảo dược Ngậm hoặc nhai gừng tươi chống say tàu xe Ngậm hoặc nhai gừng tươi chống say tàu xe Nhiều người ngậm gừng để làm dịu dạ dày và vì vậy chống say xe. Có thể nhai sống thành từng miếng nhỏ và ngậm vào miệng khi lên xe. Có người chọn cách đơn giản hơn là dùng vỏ quýt và ngửi liên tục để tránh “mùi nhạy cảm” như mùi điều hòa, mùi xăng để tránh say xe.
2. Uống thuốc chống say Thuốc chống say tàu xe. Thuốc chống say tàu xe. Thuốc chống say, chẳng hạn như Cinnarizine, có thể uống hai giờ trước chuyến đi và chống say trên 8 tiếng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận trước khi uống thuốc và kiểm tra xem loại thuốc đó có gây phản ứng phụ hay không, nếu không nó có thể gây ảnh hưởng tới việc lái xe trong trường hợp bạn là người lái. 3. Dùng miếng dán chống say Miếng dán chống say tàu xe. Miếng dán chống say tàu xe. Những miếng dán ở cổ tay chứa các hạt chất dẻo nhỏ tạo áp lực bên trong cổ tay và có khả năng phong ngừa tình trạng say xe. Bạn cũng có thể tự tạo ra áp lực giữa hai đường gân cách khoảng 3 cm từ khớp cổ tay. Bạn có thể tìm mua miếng dán chống say tại các hiệu thuốc. 4. Chọn chỗ ngồi phía trước Chỗ ngồi thoải mái giúp giảm các triệu chứng say tàu xe. Chỗ ngồi thoải mái giúp giảm các triệu chứng say tàu xe. Mặt hướng về phía trước và giữ đầu trong trạng thái ổn định cũng là cách hay để giảm say xe. Nhiều người bị say xe thường chọn vị trí cạnh ghế lái, đó là nơi ít rung lắc hơn so với các vị trí ở giữa hay cuối xe. 5. Đừng đọc Đừng đọc hoặc nhìn tập trung bất cứ thứ gì khi bị say tàu xe. Đừng đọc hoặc nhìn tập trung bất cứ thứ gì khi bị say tàu xe. Đừng đọc bất cứ thứ gì trong xe, thậm chí cả bản đồ. Nếu bạn có nguy cơ bị say xe, cũng không nên chơi game trên điện thoại, xem ảnh trên máy tính hay máy ảnh... 6. Tránh những bữa ăn lớn Đừng ăn quá nhiều trước khi đi tàu xe. Đừng ăn quá nhiều trước khi đi tàu xe. Tránh những bữa ăn lớn và rượu trước khi khởi hành nhưng cũng đừng bao giờ đi với cái dạ dày rỗng tuếch.
7. Mở cửa sổ Nên mở cửa sổ thông thoáng để tránh mùi nhạy cảm khi đi xe. Nên mở cửa sổ thông thoáng để tránh mùi nhạy cảm khi đi xe. Nhiều người bị say xe chỉ vì xe đóng kín cửa và có mùi điều hòa. Chẳng hạn nếu trời quá nóng hoặc khi đi gặp đoạn tắc đường, bạn nên đóng cửa sổ lại và bật điều hòa. Còn trong thời tiết dịu mát, cách tốt nhất là nên mở cửa sổ và hít thở không khí bên ngoài để tránh say xe. Mẹo vặt bỏ túi phòng tránh say tàu xe: - Chọn chỗ ngồi gần đầu xe. Nhìn thẳng và chăm chú vào phía trước với các mục tiêu càng xa càng tốt. Không nên nhìn sang 2 bên, không ngồi quay mặt phía ngược chiều xe chạy. - Nếu đi tàu thuyền, nên ngồi trên boong tàu, phía sau thân tàu, tránh xa chỗ có mùi xăng dầu. Nên nhìn xa thật xa, không nhìn xuống nước hoặc nhìn mũi tàu. - Nếu đi máy bay, không nhìn ra ô kính khi máy bay lên xuống. - Nói chung, khi đang di chuyển không đọc sách báo, không dùng các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá… Đừng ăn no quá hoặc bụng đói quá. Nếu khát nước, chỉ nên uống từng ngụm nhỏ. Giữ tâm hồn thoải mái, nhẹ nhàng, không căng thẳng, lo lắng. Thở chậm, sâu và đều.

Chữa Sỏi Thận, Sỏi Mệt Đơn Giản Bằng Rau Sẵn Có

Dùng 2 bài thuốc dân gian cực đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau đớn do sỏi thận gây ra nhanh chóng và hiệu quả. Khi bệnh còn mới, các viên sỏi đang còn bé, số lượng ít bạn nên áp dụng điều trị sớm, tránh để sỏi to, số lượng nhiều không những phải thực hiện phẫu thuật mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, công việc của bạn. Trị sỏi thận với rau ngổ (ngò ôm) đây là loại rau gia vị rất phổ biến, nhiều người ưu dùng vì nó có vị thơm mát, tăng hương vị cho món ăn. Trong Đông Y rau ngổ được dùng để trị các chứng bệnh như: Sỏi thận, rắn cắn, làm giãn cơ, trị đau bụng,… Dùng rau ngổ để chữa sỏi thận:​​​ Tham khảo:
Trị sỏi mật, sỏi thận (sỏi bùn, đá): 100g rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 - 15 ngày. Theo Lương Y Hoàng Duy Tân (SKĐS) Bài 1: mỗi ngày dùng 50-100g rau ngổ xay làm sinh tố uống hoặc nấu rau ngổ với 2 bát nước, đun sôi khoảng 20 phút lấy nước uống. Uống nước rau ngổ khoảng 15-20 ngày bạn sẽ tống được hết các viên sỏi và cặn thận ra ngoài theo đường nước tiểu. Bài 2: Lấy 1 nắm rau ngổ, giã nát vắt lấy nước cốt rồi pha với nước dừa, uống 3 lần/ ngày. Uống liên tục trong vòng 5-7 ngày bạn sẽ thấy kết quả rất khả quan. Chữa sỏi thận bằng mùi tàu (ngò gai) Trong Đông Y mùi tàu không chỉ có tác dụng là một loại rau thơm mà nó còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Mùi tàu tình ấm, vị đắng, mùi thơm hắc thường dùng để chữa các chứng bệnh như: Sơ phong thanh nhiệt, giảm đau, hành khí tiêu thũng, thông khí, giải độc, giải nhiệt, kiện tỳ, kích thích tiêu hoá, khử mùi hôi hiệu quả. Đặc biệt mùi tàu có tác dụng “đánh bật” được những viên sỏi từ thận mà không cần can thiệp phẫu thuật Nguyên liệu: -1 nắm mùi tàu - 3 chén nước Cách làm: Mùi tau rửa sạch, đem hơ trên lửa cho héo lại rồi cho vào nồi cùng 3 bát nước đun nhỏ lửa cho tới khi cạn còn 2 bát là được. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày trước mỗi bữa ăn. Với nam giới cần uống nước rau mùi tàu khoảng 7 ngày, nữ giới 9 ngày để “tống” hết sỏi thận ra bên ngoài. Mẹo nhỏ: Để biết được những phương pháp chữa sỏi thận như trên bạn nên có phim chụp ở thời điểm trước và sau khi sử dụng sẽ thấy được hình ảnh của chúng có khác nhau hay không? Người sỏi thận cần tránh ăn gì? Ăn ít thịt động vật Không nên ăn quá nhiều thịt vì nó sẽ khiến bệnh phát triển nhanh chóng hơn. Thay vì ăn thịt đỏ thì bạn nên ăn thịt trắng, hạn chế lượng protein trong bữa cơm hàng ngày. Đồng thời bạn cũng cần hạn chế các món như tôm cua,… Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate 0xalate có nhiều trong các loại đậu, bột cám, sô-cô-la, cà phê và trà đặc,…Chúng sẽ khiến bệnh của bạn tăng lên. Đồng thời bạn nên cảnh giác với các loại rau như: Rau bina, rau muống được cho là tạo nhiều oxalat nhất. Hạn chế muối và mỡ Hãy ăn nhạt và ít dầu mỡ. Đặc biệt tránh xa các thực phẩm như: Cá khô, thịt khô, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm, lòng heo, lòng bò.

Cách chữa say rượu, bia hiệu quả và đơn giản

Trong những dịp Tết, hội hè thường có rượu bia góp vui. Và sẽ thật là thảm họa nếu bạn bị say rượu.
xin giới thiệu với các bạn 1 số cách làm giã rượu, chữa say rượu hiệu quả.
Bài thuốc chữa say rượu

– Lòng trắng trứng gà:
Lòng trắng giàu protein khiến chất cồn bị kết tủa lại, từ đó giảm bớt hấp thu vào máu, mặt khác còn tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.
– Giấm:

Giấm ăn 60 gr, đường đỏ 15 gr, gừng ba lát, giã nát. Hòa lẫn cả ba thứ với nhau rồi cho bệnh nhân uống. – Rau cải trắng: Lấy một vài búp rau cải trắng rửa sạch, thái sợi, rồi bóp với đường và giấm để ăn. Có thể dùng món này khi đang uống rượu để giảm bớt tác hại của chất cồn.
– Củ cải trắng:
Giã nát một ít củ cải trắng, sau đó vắt lấy nước cốt, thêm chút đường đỏ rồi cho người say uống làm nhiều lần. Bài thuốc chữa say rượu
– Rau cần:
Rau cần một nắm rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt cho người say uống từ từ.
– Nước cơm:
Sau khi uống rượu, nếu uống một bát nước cơm sẽ không bị say nữa, vì cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó làm giảm lượng cồn hấp thu vào máu.
– Củ sắn dây: 25 – 50 gr nấu nước uống, hoặc pha một cốc bột sắn dây với một chút nước chanh rồi cho người say uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại.
– Mía đỏ: Cho người say uống một cốc nước mía đỏ có pha thêm một chút nước chanh hoặc nước quất, sau 10 phút sẽ thấy tỉnh táo trở lại. Ngoài ra, ăn các loại quả chua như cam, quýt hoặc dâu tây… cũng giúp giải rượu rất tốt.

Làm đẹp từ củ cải trắng

Củ cải luộc ngon ngọt, củ cải kho thịt cá đậm đà… là những món ăn ngon, mát từ củ cải mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, củ cải còn có tác dụng làm đẹp da hiệu quả. Làm đẹp từ củ cải trắng Trong 100 gr của cải trắng thì nước chiếm 93.5gr, protein chiếm 0.6gr, 0.1gr là chất béo, đường chiếm 5.3gr và còn nhiều các vitamin khác. Ngoài tác dụng trong điều trị nhiệt miệng, trị lao phổi ho ra máu, ho nhiều ở trẻ và viêm phế quản ở người cao tuổi… Củ cải giúp chị em phụ nữ chữa nám da một cách cực hiệu quả. Các vitamin giúp chống lại sự lão hóa của da rất hiệu quả và còn ngăn chặn các sắc tố melamin tổng hợp – yếu tố làm làn da bạn trở lên sạm đen. Củ cải giúp dưỡng ẩm da Bạn thử làm phương pháp mặt nạ củ cải như mặt nạ dưa chuột mà chúng ta vẫn hay làm nhé. Thực hiện 2 lần/ tuần với những lát mỏng đắp lên mặt khoảng 20 phút sẽ giúp làn da bạn mềm, mịn và không còn khô nữa. Củ cải giúp da mềm mại Mùa củ cải đến rồi, hãy cắt củ cải thành những lát mỏng sau đó phơi khô. Khi tắm, bạn ngâm những miếng củ cải khô trên vào nước nóng khoảng 15 – 20 phút rồi tắm. Với loại nước tắm thiên nhiên này bạn giữ được làn da mềm mịn. Làn da bạn cũng dần dần trắng sáng hơn. Củ cải giúp dưỡng trắng da Canh củ cải đã được sử dụng từ xa xưa, là món canh dưỡng trắng da tự nhiên. Củ cải nhiều vitamin C, tuy nhiên củ cải sẽ phát huy tác dụng nhiều nhất khi được chế biến thành các món ăn. Ăn củ cải hầm liên tục một tháng, bạn sẽ có làn da trắng hồng rạng ngời. Củ cải giúp trị tàn nhang Bạn thử xay 1 củ cải trắng lấy nước và thoa lên mặt. Bạn để mặt nạ này trong khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Những đốm tàn nhang sẽ mất hút khi sử dụng thường xuyên mặt nạ củ cải 3 lần/ tuần. Củ cải giúp chống lão hóa Củ cải trắng – nhâm sâm trắng cho sức khỏe của bạn. Ngoài vitamin C thì trong củ cải có nhiều vitamin B, nếu sử dụng kết hợp củ cải đỏ và trắng bạn sẽ cảm nhận thấy hiệu quả đáng ngạc nhiên. Những vết tàn nhang sẽ nhanh chóng biến mất mà đôi khi bạn không phát hiện ra. Củ cải có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe và vẻ đẹp của chúng ta. Bạn còn cần chừ gì nữa mà không thực hiện liệu pháp làm đẹp tự nhiên mà kinh tế này nhỉ? Chúc các bạn thành công!

Bài thuốc chữa bệnh từ cây thì là

Thì là là một loại cây gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn và đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, ngoài công dụng làm gia vị thì cây thì là còn được biết đến như một loại thảo dược trong các bài thuốc Đông y. Thì là có tên khoa học là Anethum graveolens. Theo các nghiên cứu khoa học thì thì là có thể phòng trừ tiêu chảy và hạn chế ngộ độc thực phẩm. Kết hợp việc ăn thì là trong các bữa ăn và một ly trà hãm hạt thì là sẽ rất tốt cho tiêu hóa và tránh đầy bụng, tiêu chảy. Để chữa đầy bụng cho trẻ sơ sịnh hoặc chữa đau răng người ta thường lấy dịch chiết từ hạt thì là để điều chế thuốc. Bên cạnh đó nước hãm hạt thì là có tác dụng chữa xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch dẫn tới nhức đầu. Cách hãm hạt thì là giống như hãm trà xanh dùng 1-2 thìa cà phê hạt thì là hãm cùng với một lít nước sôi. Ngoài ra bạn có thể thay thế uống nước hãm hạt thì là bằng 50-100ml dịch chiết từ hạt thì là. Các bạn nên uống nước hãm hoặc dịch chiết ngày 2 lần và liên tục trong nhiều ngày. Nước hãm từ hạt thì là cũng có tác dụng điều trị chứng khó ngủ hoặc bị kích thích quá nhiều. Trong Đông y thì lá thì là có tác dụng giảm các cơn đau do rối loạn đường tiết niệu như viêm thận, viêm bàng quang, sỏi thận. Việc giảm các cơn đau này là do lá thì là có tác dụng kích thích sự bài tiết nước tiểu, gia tăng lượng nước tiểu thải ra. Qua đó giúp cho cơ thể đẩy nhanh được các độc tố ra bên ngoài và có tác dụng hạn chế sỏi thận. SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ PHƯƠNG THUỐC CHỮA BỆNH TỪ THÌ LÀ ĐƯỢC ĐÔNG Y LƯU TRUYỀN Chữa rối loạn tiêu hóa Khi bị chứng khó tiêu hay táo bón bạn có thể ăn lá thì là nấu chín hằng ngày để giảm tình trạnh bệnh. Đối với trẻ em thì có thể cho trẻ uống hoặc trộn vào thức ăn 1-2 muỗng nước sắc từ lá thì là sẽ giúp trẻ ngăn ngừa chứng rối loạn tiêu hóa và giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra tinh dầu thì là được chiết xuất từ hạt có tác dụng chữa nấc cụt, ợ chua do thừa axit trong dạ dày và chứng rối loạn tiêu hóa. Chữa tiêu chảy và kiết lỵ Hạt cây thì là được dùng trong một bài thuốc chữa trị bệnh tiêu chảy và bệnh trực trùng cấp tính. Trong bài thuốc này người ta dùng kết hợp hạt thì là chiên với lượng tối thiểu bơ với đồng lượng hạt của cây cỏ cari. Ngoài ra trong Đông y còn lưu truyền bài thuốc chữa tiêu chảy và kiết lỵ bằng cách nướng hạt thì là cho vàng rồi nghiền thành bột nhỏ trộn chung với sữa đặc hoặc kem sữa, dùng 2-3 lần trong ngày sẽ cho kết quả rõ rệt. Giúp hơi thở thơm tho Thật đơn giản để bạn có thể tự tin với hơi thở của mình. Bạn hãy nhai 5-7 hạt thì là mỗi ngày, đặc tính phân hóa hơi trong dạ dày của hạt thì là sẽ giúp bạn có một hơi thở thơm tho sạch sẽ. Chứng mất ngủ Để có một giác ngủ ngon không chập chờn, các bác sỹ Đông y đã đưa ra lời khuyên cho các bệnh nhân là nên ăn canh thì là hoặc uống nước hãm thì là vào buổi tối. Các bạn có thể uống nước hãm từ hạt thì là thay cho nước hàng ngày. Chữa mụn nhọt sưng tấy Giã nát lá thìa là tươi thành khối nhão rồi đắp lên mụn nhọt đã chín bị vỡ ra có máu. Có thể kết hợp lá thì là với bột nghệ để có kết quả nhanh hơn, vừa chữa mọn nhọt vừa có tác dụng làm lành vết thương. Lá thì là đun trong dầu vừng được điều chế thành một dạng thuốc dầu để bôi làm giảm đau trong trường hợp đau và sưng ở các khớp. Chữa rối loạn kinh nguyệt Khi bị rối loạn kinh nguyết, đến kỳ đèn đỏ các chị em thường bị đau bụng âm ỉ. Việc rối loạn kinh nguyệt kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em. Chị em nên sử dụng rau thì là để giúp kích thích và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra vào những ngày đèn đỏ sử dụng thì là để giúp các chị em giảm bớt các cơn đau bụng. Đối với chứng bế kinh gây ra do thiếu máu, cảm lạnh hay có thai thì có thể dùng 60g dịch chiết hạt thì là trộn chung với 1 muống nước ép rau mùi tây, chia làm 3 lần uống trong ngày sẽ giúp giảm triệu chứng rõ rệt.

8 mẹo vặt trị mụn bạn chưa mất đến 15 phút để áp dụng

Mụn làm cho chúng ta mất thẩm mỹ và thường gây ra cảm giác khó chịu. Những người bị mụn thường tìm mọi cách để chữa trị từ phương pháp Tây y lẫn Đông y. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp trị mụn hiệu quả nhất và an toàn với da ngay tại nhà. Những liều thuốc từ thiên nhiên này sẽ giúp bạn có một làn da mịn màng, trắng trẻo. Tuy nhiên khi áp dụng các mẹo vặt này bạn cần phải kiên trì áp dụng mới mang lại hiệu quả cao. Trị mụn từ gai bồ kết Bồ kết là cây rất quen thuộc với nhiều người. Từ xa xưa quả bồ kết được dùng làm nước gội đầu giúp tóc suôn mượt và đen bóng. Không chỉ vậy loại cây này còn có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh khác. Ngoài quả bồ kết thì gai bồ kết cũng có nhiều công dụng đáng kể. Theo Đông y thì gai bồ kết có vị cay, tính ôn, tiêu thũng, xẹp mưng mủ, sát trùng. Chính vì thế gai bồ kết được sử dụng trong bài thuốc chữa mụn mang lại hiệu quả rất tốt. Bồ kết ba gai trị mụn Gai bồ kết – Một trong các phương pháp trị mụn hiệu quả Cách dùng: dùng 30gr gai bồ kết nấu cùng với 100ml giấm gạo đến khi được hỗn hợp đặc là được. Chị em dùng bông gòn thấm vào dung dịch trên rồi xoa trực tiếp lên nốt mụn bọc, sử dụng kiên trì trong thời gian dài sẽ có tác dụng rõ rệt. Trị mụn thịt với chuối xanh Theo Đông y thì chuối xanh có tính hàn, chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Ngoài làm thực phẩm thường ngày cho các bữa ăn trong gia đình thì chuối xanh còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Tính oxy hóa trong chuối xanh có tác dụng làm lành các tổn thương, giảm viêm nhiễm và tiêu diệt các ổ vi khuẩn gây ra mụn thịt. Do đó trong Đông y đã lưu truyền bài thuốc chữa mụn thịt bằng chuối xanh rất đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả. Dùng chuối xanh rửa sạch sau đó giã nhỏ, thoa lên các vết mụn thịt để trong khoảng 10 đến 15 phút và rửa lại bằng nước sạch. Bạn sử dụng phương pháp này kiên trì trong một thời gian thì các vết mụn thịt sẽ biến mất. Dùng tỏi trị mụn Tỏi là loại gia vị phổ biến trong mỗi căn bếp của chúng ta. Ngoài làm gia vị thì tỏi còn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Tỏi cung cấp cho cơ thể một lượng kẽm rất lớn và nó còn có chứa chất chống oxy hóa. Ngoài ra tỏi còn có tính chất kháng sinh tự nhiên là nhờ có thành phần sulphur trong tỏi. Để trị mụn bọc bạn có thể ăn từ 2 đến 3 nhánh tỏi sống liên tục trong vòng 3 tháng sẽ có kết quả tốt. Nhờ việc ăn tỏi này sẽ giúp làm thanh lọc máu, quá trình này giúp cải thiện mức độ oxy được chuyển tới da, giúp da mịn màng và các nốt mụn bọc sẽ giảm rõ rệt. Tuy nhiên việc ăn tỏi sống sẽ gây khó chịu cho dạ dày. Ngoài việc ăn tỏi sống thì còn có thể trị mụn và chăm sóc da bằng cách đơn giản hơn đó là cắt đôi củ tỏi sau đó xoa lên vùng da bị mụn. Tuy nhiên không nên để tỏi trên da quá lâu vì nó có thể làm bỏng da. Hoặc có thể dùng nước tỏi hoặc tỏi băm nhuyễn thêm chút nước cho sền sệt rồi đắp lên vùng da bị mụn, xoa nhẹ nhàng tầm khoảng 3 phút rồi rửa sạch. Trị mụn bằng mật ong và quế Mật ong và quế đều là những thảo dược có tác dụng diệt khuẩn và khử trùng, chống viêm và làm lành vết thương rất cao. Chính nhờ những công dụng này mà cả hai thảo dược này đều được sử dụng trong các mặt nạ để chăm sóc da. Để trị mụn bạn có thể dùng 3 muỗng canh mật ong , 1 muống canh bột quế trộn với nhau thành hỗn hợp sền sệt. Dùng mặt nà này đắp lên những chỗ bị mụn trước khi đi ngủ, để qua đêm đến sáng mai thì rửa sạch bằng nước ấm. Bạn nên kiên trì trong vòng 2 tuần các mụn sẽ được trị tận gốc. Trị mụn với cà rốt. Cà rốt là loại thực phẩm đứng top đầu trong danh sách các loại thực phẩm tốt cho cơ thể bởi nó chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết. Hiện nay cà rốt không chỉ được dùng để làm thực phẩm mà nó còn được dùng nhiều trong các vấn đề chăm sóc sắc đẹp. Ăn cà rốt sống hoặc chín mỗi ngày sẽ giúp cho bạn có làn da sáng mịn hơn và các nốt mụn sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra với nguyên liệu rẻ tiền này bạn có thể dùng nước ép của nó thay cho sữa rửa mặt vừa tiết kiệm chi phí vừa giúp bạn loại bỏ mụn và giúp gia mịn màng hơn, đồng thời đẩy lùi các vết thâm nám. Ngoài ra bạn có thể dùng mặt nạ từ cà rốt để chăm sóc da cũng như trị mụn rất hiệu quả mà không cần đến các spa đắt tiền nhưng chưa chắc đã mang lại hiệu quả cao. Dùng mặt nạ cà rốt dầu oliu để xóa sạch mụn cám, mụn đầu đen và giúp da trắng sáng hơn. Cà rốt rửa sạch sau đó xay nhuyễn, cho thêm vài giọt dầu ô liu và trộn đều hỗn hợp này. Dùng hỗn hợp vừa trộn được đắp mặt trong vòng 15 phút sau đó rửa sạch với nước âm. Bạn nên thực hiện 2-3 lần / tuần Mặt nạ cà rốt và mật ong: mặt nạ này giúp cho da mịn màng hơn, trắng sáng hơn và rất dễ thực hiện với chi phí thấp. Xay nhuyễn cà rốt sau đó trộn thêm vài thìa mật ong, dùng hỗn hợp này đắp trong vòng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. bạn nên thực hiên 2-3 lần/1 tuần. Hoặc bạn có thể ninh nhừ cà rốt rồi cho 4 thìa mật ong vào đánh đều tay tạo ra hỗn hợp sền sệt để đắp mặt nạ. Tuy nhiên với loại mặt nạ này bạn nên đắp lên trên mặt nạ giấy. Trị mụn và chăm sóc da với bột đậu xanh. Khi bị mụn chúng ta thường tìm cách để lấy nhân mụn ra. Tuy nhiên việc làm này có thể làm cho mụn mọc nhiều thêm và có thể gây ra nhiễm trùng. Hãy thay việc dùng tay để lấy nhân mụn bằng cách tự chế ra loại sữa rửa mặt trị mụn với bột đậu xanh các bạn nhé. Dùng bột đậu xanh lấy một lượng nhỏ sau đó hòa với nước ấm cho hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp này để rửa mặt thay cho sữa rửa mặt thường dùng, cuối cùng là rửa lại bằng nước sạch và lấy khăn mềm lau khô. Dùng cách này một thời gian ngắn thì mụn đầu đen và mụn cám sẽ bị đánh bay mà không cần phải cạy hay nặn mụn. Ngoài ra để ngăn ngừa những vết thâm do mụn để lại, bạn có thể dùng mặt nạ từ bột đậu xanh, bột nghệ và sữa tươi. Trộn 3 thứ trên cho hỗn hợp sền sệt sau đó đắp lên mặt khoảng 20 phút sau đó rửa sạch. Bạn nên chăm chỉ đắp mặt nạ này 3 lần/tuần sẽ giúp da giảm vết thâm và trắng sáng mịn màng hơn Mẹo trị mụn từ bạc hà Cây bạc hà là loại thảo dược có tính kháng khuẩn cao, giúp diệt vi trùng gây bệnh. Chính vì thế mà bạc hà là thành phần phổ biến trong các loại dược phẩm chăm sóc da cũng như trị mụn trứng cá. Nó còn là thành phần thường có trong các loại kem đánh răng. Để trị mụn đồng thời giúp da bớt nhờn và ngăn ngừa da khô bạn có thể dùng nước xay bạc hà thêm một ít nước sạch theo tỷ lệ 1:2 rồi dùng bông gòn thấm nước này thoa lên da. Bạn nên thoa khoảng 4-5 phút rồi rửa sạch mặt. Nên kiên trì thực hiện vào mỗi buổi tối sẽ cho bạn kết quả bất ngờ. Trị mụn bằng nước muối Sử dụng nước muỗi loãng để chăm sóc da và trị mụn là một trong những phương pháp đã được sử dụng từ lâu. Nước muối giúp cân bằng độ ẩm cho da ngăn chặn việc sản xuất ra quá nhiều dầu và hạn chế mụn trứng cá. Bên cạnh đó nước muối có tác dụng giúp tẩy tế bào chết và tăng cường kết cấu cho da. Khi chọn muối để pha nước muối bạn nên chọn loại muối biển bởi nó giúp điều trị mụn tốt hơn muối ăn thông thường. Muối biển có chứa các loại khoáng chất rất tốt như kẽm, canxi, i ốt và không gây kích ứng da như muối ăn thường. Muối biển có những khoáng chất có đặc tính chống viêm và chữa lành vết thương hơn muối thông thường. Để sử dụng nước muối để chăm sóc da và trị mụn bạn nên thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Trước khi sử dụng nước muối loãng, hãy rửa mặt thật sạch để tẩy bỏ bụi bẩn. Bước 2: Để tạo dung dịch muối hãy trộn muối với nước ấm. Nước ấm sẽ giúp làm sạch sâu cho da hơn là nước lạnh. Bạn chỉ nên pha nước muối loãng để tránh làm da bị tổn thương. Bước 3: Dùng một chiếc bông tẩy trang thấm vào nước muối rồi xoa nhẹ nhàng lên mặt. Sau vài phút, rửa mặt lại thật sạch bằng nước mát. Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày, bạn sẽ thấy tình trạng mụn giảm đáng kể. Bước 4: Sử dụng nước muối có thể làm da bị khô. Vì vậy, bạn cần phải sử dụng thêm kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm cho làn da. Độ ẩm được cân bằng sẽ giúp hạn chế mụn quay trở lại. NƯớc muối thường được các chị em sử dụng để chữa mụn Các mẹo trị mụn trên đây ngoài việc rất dễ dàng trong việc sử dụng thì còn rất dễ tìm mua dễ dàng. Hy vọng với tổng hợp “nho nhỏ” này sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho bạn đọc. Hãy cho chúng tôi ý kiến sau khi áp dụng nhé !!!

Rễ cỏ tranh: Vị thuốc quý giải độc gan, bổ thận

Có lẽ bất kỳ ai trong chúng ta đều đã một lần thử một cốc nước sâm mát lạnh trong những ngày hè nóng nực. Nhưng ít ai biết một trong những nguyên liệu làm ra nó lại chính là rễ cỏ tranh, một loại cây dại mà trước đây vẫn bị xem như là “kẻ thù của nhà nông”. Và lợi ích của nó không dừng lại ở một cốc nước sâm giải nhiệt. Vị thuốc quý từ 2.000 năm trước Những xe nước sâm lạnh bên đường từ lâu đã là hình ảnh quen thuộc của đường phố Sài Gòn và những cốc nước sâm ngọt mát đã đi vào ký ức của mỗi người khi nghĩ đến thành phố nhiệt đới nhiều nắng, sôi động này. Không chỉ mang lại thu nhập cho các hàng nước giải khát, những cốc nước sâm lạnh còn là nguồn sống của không ít người dân mưu sinh bằng nghề đào rễ cỏ tranh. Một người dân sống tại P.15, Q.8, Tp.HCM, nơi có gần 40 hộ dân sinh sống bằng nghề đào rễ tranh hàng chục năm nay cho biết: “Rễ cỏ tranh có nhiều đốt như đốt mía và có vị ngọt. Nước nấu từ rễ cỏ tranh giúp thông tiểu, giải nhiệt, giải khát, giải độc. Còn khi nấu cùng với mía lau, rau bắp thì sẽ thành nước sâm, vẫn bán ở hè phố”. Rễ cỏ tranh màu từ trắng ngà đến vàng nhạt, có nhiều đốt, xung quanh có các lá vẩy và rễ con. Trong rễ tranh có 18% là đường (cả đường glucose và fructose), đó là lý do vì sao rễ loại cây này lại có vị ngọt; cùng với các loại acid citric, malic, tartatric, oxalic, triterpene methylethers, arundoin và cylindrin. Chẳng phải đến bây giờ người ta mới biết đến những lợi ích của nó, rễ cỏ tranh đã được dùng làm thuốc từ 2.000 năm trước và là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Ngoài ra nó còn có mặt trong rất nhiều cuốn y thư cổ khác như Danh y biệt lục, Bản thảo kinh sơ, Đắc phổi bản thảo, Bản thảo cầu chân. Cỏ tranh có ở nhiều quốc gia và ở mỗi nước, nó lại được dùng để chủ trị các loại bệnh khác nhau. Ở Cambodia, rễ tranh được kết hợp với vài loại thảo mộc khác để trị bệnh trĩ. Ở Trung Quốc, rễ loại cây này được dùng để hạ sốt, trị nôn mửa, phù thủng. Còn người châu Phi lại dùng cỏ tranh để trị bệnh lậu và các rắc rối ở đường tiết niệu. Khi dùng làm thuốc, bạn phải cắt bỏ phần rễ nằm trên mặt đất, chỉ lấy phần rễ nằm dưới mặt đất, bổ sạch bẹ, lá, rễ con. Đông y gọi rễ cỏ tranh là mao căn. Từ rễ cỏ tranh nguyên bản, tùy theo cách bào chế và mục đích chữa bệnh, vị thuốc này có thêm những tên gọi khác nhau. Rễ cỏ tranh tươi, rửa sạch, thái nhỏ thì được gọi là sinh mao căn. Rễ cỏ tranh tẩm nước cho mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụ thì được gọi là bạch mao căn. Lấy bạch mao căn cho vào nồi sao cho thuốc chuyển sang màu đen, bỏ ra phơi khô thì được mao căn thán. Mát gan, lợi thận Theo Đông y, rễ cỏ tranh vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Nó còn giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt; chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu. Còn theo y học hiện đại thì rễ cỏ tranh có tác dụng làm đông máu nhanh, bột mao căn làm rút ngắn thời gian hồi phục calci của huyết tương ở thỏ thực nghiệm. Về tác dụng lợi tiểu, y học hiện đại đã chứng minh bằng các thí nghiệm trên thỏ. Y học hiện đại cho rằng tác dụng này có liên quan đến hệ thần kinh hoặc do thuốc có chứa muối kali. Ngoài ra thuốc sắc từ rễ cỏ tranh còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, mà cụ thể là khuẩn Flexner và Sonnei gây ra bệnh kiết lỵ ở người. Nhưng có lẽ, tác dụng được nhiều người nhắc đến nhất ở loại thảo dược này chính là hỗ trợ điều trị bệnh thận. Lương y Huyên Thảo (Hà Nội) trong một bài giới thiệu về vị thuốc này chia sẻ: Các nghiên cứu lâm sàng tại Trung Quốc cho thấy, rễ cỏ tranh có tác dụng tương đối tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm thận cấp, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Đối với viêm thận mạn tính, rễ cỏ tranh với tác dụng lợi niệu, tiêu thũng và hạ huyết áp nhất định. Để hỗ trợ điều trị viêm thận cấp, sắc 200g bạch mao căn với 500ml nước, đun nhỏ lửa, đến khi còn lại 100-150ml thì dùng được, chia thành 2-3 lần uống, dùng hết trong ngày. Uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả khá rõ rệt. Hoặc, bạn cũng có thể dùng sinh mao căn kết hợp với mã đề, kim ngân hoa, cam thảo nam, kim anh tử, đậu đen, hoàng đằng, kinh giới, cỏ mần trầu để cho hiệu quả tốt hơn. Các loại trên mỗi vị 10g, đổ vào 3 bát nước, sắc còn khoảng 1 bát, uống sau bữa ăn, dùng hết trong ngày. Uống liên tục trong 15 ngày. Những người gan yếu do hút thuốc, uống rượu bia nhiều hoặc các rắc rối về chức năng gan, có thể dùng các bài thuốc từ rễ cỏ tranh để thanh lọc, giải độc, làm mát gan. Bạn có thể dùng rễ cỏ tranh để nấu nước uống theo cách sau: Lấy 200g sinh mao căn sắc với 700ml nước, đun to lửa, khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa đun tiếp 7-10 phút, lọc lấy nước, uống thay chè, dùng trong ngày. Uống liên tiếp 10-15 ngày. Bạn có thể nghỉ một thời gian rồi uống lặp lại 10-15 ngày nữa. Mao căn cũng có thể nấu với thịt lợn nạc để làm thành món ăn bài thuốc. Dùng 150g sinh mao căn, 50g bạch anh tươi, 150g thịt lợn nạc thái lát mỏng. Cho vào nồi đun nhừ, nêm gia vị vừa đủ, ăn 1 lần/ngày, liêu tục trong 10-15 ngày. Và nhiều công dụng khác Không chỉ dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh về gan thận, rễ cỏ tranh còn có mặt trong nhiều bài thuốc khác: Chảy máu cam: Dùng 36g bạch mao căn, 18g chi tử sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml, uống nóng sau ăn hoặc trước khi ngủ. Nếu dùng sinh mao căn thì cần dùng 80g, sắc nước uống hàng ngày, uống khi nguội sau bữa ăn, kéo dài 7-10 ngày. Hen suyễn: Sắc 20g sinh mao căn, uống sau khi ăn tối khi thuốc còn ấm, dùng trong 8 ngày. Lợi tiểu: Bạch mao căn 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều. Mỗi lần lấy 50g hãm với 0,75ml nước sôi, uống trong ngày; dùng trong 10 ngày. Bạn cũng có thể dùng 50g sinh mao căn, 15g lá sen cạn, 10g râu ngô, 10g rau má, 8g rau diếp cá, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Dùng 3-5 ngày. Tiểu ra máu (do nhiễm trùng đường tiết niệu): Dùng mao căn thán, gừng (đã sao cháy) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng trong 7-10 ngày. Lưu ý: Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng rễ cỏ tranh

Cách chữa quai bị từ dân gian

Về cách chữa quai bị, ngoài việc sử dụng thuốc và châm cứu theo nguyên tắc “biện chứng luận trị”, các bác sĩ y học cổ truyền còn cực kỳ coi trọng việc học hỏi vốn kinh nghiệm dân gian rất phong phú trong giai đoạn phòng ngừa căn bệnh này. Sau đây xin được đưa ra một số giả dụ tiêu biểu để mọi người học hỏi và áp dụng khi cần thiết. Thuốc uống Rễ cây rẻ quạt tươi (xạ can) 9-15g , sắc uống mỗi ngày một thang chia hai lần. Huyền sâm 15g, bản lam căn 12g, hạ khô thảo 6g sắc uống mỗi ngày một thang. Chua me đất hoa vàng 30g , sắc uống mỗi ngày một thang. Rễ chàm mèo sao vàng 10g , sắc mỗi ngày một thang , chia uống nhiều lần trong ngày. Vỏ cây gạo 40g , cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài , thái phiến sao vàng , sắc uống mỗi ngày một thang. Củ sắn dây 16g , cúc tần sao 10g , bạc hà 6g , thạch cao sống 10g ,thăng ma 10g, cam thảo 6g , hoàng cầm 10g, hoa cúc 15g, sắc uống mỗi ngày một thang. Khổ sâm 12g, sài đất 12g , hạ khô thảo nam 15g , quả ké 12g, bồ công anh 12g, kim ngân hoa 12g, sắc uống mỗi ngày một thang chia 2 lần. Thuốc bôi ngoài Đốt thành than hạt gấc 3-4 hạt, quai bị cói hoặc chiếu rách một nhúm (chừng 5g) đốt thành than. Trộn đều 2 thứ rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng. Đốt thành than nhân hạt gấc giã nát hoặc hạt gấc 4-5 hạt, tinh cối đá (đã diệt trùng) 6-10g, giấm thanh 5ml. Tất thảy trộn đều rồi bôi vào chỗ viêm sưng, ngày ngày 4-5 lần. Giấm thanh hoặc rượu trắng 10ml, nhân hạt gấc 2-3 hạt, bỏ hạt gấc mài vào giấm hay rượu bôi hai ba lần vào chỗ sưng đau. Dùng nước thuốc lào hòa trộn với cốt lá muồng trâu bôi vào thương tổn hai ba lần trong ngày. Xích tiểu đậu 50-70 hạt tán vụn, hòa trộn với nước ấm hoặc mật ong hoặc lòng trắng trứng gà (lượng vừa đủ) thành dạng hồ rồi bôi đắp lên nơi sưng, ngày ngày thay thuốc một lần, thường sau một lần tại chỗ đã bớt sưng đau. Hạt cam thảo dây liều lượng vừa đủ, tán bột, hòa trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên thương tổn, ngày ngày thay thuốc một lần. Bất ngờ có công trình nghiên cứu chữa trị trên 485 ca đều đạt kết quả tốt, trong đó 402 ca đạt kết quả tốt ngay từ lần đầu. Đại hoàng 15g, xích tiểu đậu 30g, thanh đại 30g. Tất thảy tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 5g hòa trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên nơi sưng đau hai ba lần trong ngày. Đậu xanh, thiên hoa phấn liều lượng bằng nhau, tán bột, hòa trộn với nước đun sôi để nguội chuyển thành dạng hồ lỏng sau đó bôi lên nơi sưng, ngày ngày 3-4 lần. Tỏi, giấm chua để lâu ngày liều lượng vừa đủ. Mang tỏi giã nát hòa trộn với giấm rồi bôi lên vùng thương tổn, ngày ngày 2-3 lần. Bột mì 8g, bột hạt tiêu 1g, hòa trộn hai thứ với nước ấm chuyển thành dạng hồ rồi phết lên nơi sưng đau, ngày ngày thay đổi thuốc một lần. Thuốc đắp hoặc dán ngoài Lá gấc, lá na và lá cà độc dược, rửa sạch 3 lá, giã nát hòa trộn rồi đắp vào vùng sưng. Hạt gấc đốt cháy, tán bột rồi hòa trộn với mủ cây duối cho đặc, bôi lên giấy và dán vào vùng sưng. Tìm 2 hoặc 3 con giun đất, cho vào cốc, kiếm thêm một ít đường trắng rồi hòa trộn, sau chừng 30 phút sử dụng bông sạch thấm chất dịch bởi giun tiết ra sau đó bôi đắp lên nơi sưng, ngày ngày 2-3 lần. Món ăn – bài thuốc Cải trắng 3 cây, đậu xanh 30g. Đậu xanh đem ninh cả vỏ cho nhừ rồi cho cải vào nấu chín, chia ăn 2 lần trong ngày, dùng liên tiếp trong 3-5 ngày. Đường trắng 30g, đậu tương 50g, đậu xanh 100g. Ninh nhừ hai loại đậu rồi cho đường vào hòa trộn, chia ăn 2-3 lần trong ngày. Bạc hà 10g, hoa kinh giới 10g, sắc lấy nước rồi đem ninh với 50g gạo tẻ thành cháo, ăn trong ngày. Khổ qua 100g bỏ ruột, thái miếng rồi chế biến tạo thành nhiều món ăn , ăn trong vài ngày. Nói chung, những bài thuốc dân gian trên đây đều rất giản đơn, dễ kiếm, dễ làm và dễ dùng. Khi vận dụng có thể phối hợp sử dụng các bài thuốc điều trị các nhóm với nhau, bình thường người ta hay sử dụng đồng thời một bài thuốc bôi đắp, một bài thuốc uống và một bài thuốc món ăn để gia tăng hiệu quả chữa trị. Trong hoàn cảnh ngày bây giờ, một số bài thuốc không còn phù hợp nên ít được dùng. Nhưng, không bởi thế mà chúng ta quên lãng, một khi chúng ta thật sự trân trọng những di sản quý giá mà tiền nhân đã để lại.

Chữa yếu sinh lý thần kỳ với rau ngót

Thật kì lạ và ngạc nhiên khi loại rau ngót rất phổ biến ở nước ta lại có tác dụng chữa yếu sinh lý cho cánh màu râu, điều mà bao nhiêu người tốn công sức và tiền của để khắc phục. Hãy xem rau ngót thực hiện công việ thần lỳ này như thế nào nhé. Rau ngót công dụng thần kỳ cho chứng yếu sinh lý ở nam giới Thành phần dinh dưỡng của rau ngót: 100g rau ngót có năng lượng 35kcal, đạm 5,3g, tinh bột 3,4g, tro 2,4g, canxi 169mg, sắt 2,7mg, vitamin C 185mg, vitamin PP 2,2mg, nước 86g, chất béo 0g, chất xơ 2,5g, phot pho 64,5mg, vitamin B1 0,1mg, vitamin B2 0,4mg (khoa Công nghệ hóa học, Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh). Rau ngót có tác dụng gì? Thực tế và khoa học đã chứng minh rau ngót là loại thực phẩm chữa được nhiều bệnh như trị táo bón, thanh nhiệt giải độc, điều trị đái đường, tốt cho phụ nữ sau sinh…tuy nhiên hiện nay khoa học còn tìm thấy công dụng mới của loại rau này đó là chữa yếu sinh lý của nam giới. Theo như nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học ở Mỹ cho thấy, vitamin C có tác dụng tăng cười chức năng của các cơ quan sinh sản, chính vì vậy những người đàn ông thường xuyên bổ sung vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình có đời sống tình dục viên mãn hơn. Sở dĩ điều này được lý giải là do vitamin C có tác dụng tăng cường sự lưu thông máu đến cơ quan sinh dục, kích thích ham muốn. Rau ngót là loài thực vật chứa một lượng lớn vitamin C, thậm chí vitamin C ở rau ngót còn cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi, hai loại quả vốn được xem là chứa nhiều vitamin C nhất trong các loại rau quả. Loại vitamin C có trong rau ngót còn tốt hơn các loại rau quả khác vì nó kích thích quá trình lưu thông máu trong cơ thể, duy trì sức khỏe hệ tim mạch và do đó giúp quý ông thể hiện bản lĩnh chăn gối với phái yếu cực kì ấn tượng. Ngoài ra, trong loại rau này cũng chứa các hợp chất có thể kích thích sự tổng hợp của các hormon làm tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, bao gồm cả khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục. Rau ngót còn là tác nhân giúp cơ thể sản xuất 1 lượng lớn collagen không chỉ giúp quý ông tăng cường sức khỏe của các cơ quan sinh sinh mà còn giúp làm da dẻ căng mịn hồng hào.
Cách chế biến rau ngót đa tác dụng Bạn có thể chế biến các món rau ngót xào, rau ngót nấu tôm , hoặc canh rau ngót với thịt xay hoặc xương cho ông xã đều được. Với cách chế biến này bạn có thể thực hiện 2-3 bữa / tuần. Cách nấu rau ngót chỉ lưu ý một mẹo nhỏ cho chị em đó là nếu để cả lá nấu canh sẽ bị cứng, bạn nên dùng dao thái rau ngót thì canh mềm hơn, rau ăn bùi hơn. Với chị em phụ nữ có thế uống nước rau ngót để làm đẹp da. Rau ngót trị nám rất tốt, chị em có thể xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên mặt. Rau ngót với bà bầu xưa nay tồn tại quan niệm rau ngót phá thai, dễ gây xảy thai, tuy nhiên nếu những mẹ bầu không có nguy cơ đe dọa xảy thai có thể ăn như bình thường. Rau ngót với phụ nữ mang thai hoàn toàn không có gì đáng lo ngại như bạn nghĩ đâu nhé. Nếu lo sợ rau ngót ở chợ chứa hóa chất bạn có thể trồng rau ngót tại vườn nhà để có thể yên tâm hơn về chất lượng rau.

Khỏi đau nhức xương khớp nhờ canh mồng tơi

Như một thần chú để cắt giảm cơn đau nhức xương khớp của bạn, canh mùng tơi thực sự là món ăn hữu ích cho những ai đang hàng ngày phải chịu căn bệnh này. Cách nấu canh mùng tơi giảm đau này có chút khác biệt so với cách nấu thông thường. Bạn hãy xem nhé. Cách nấu canh mồng tơi chữa đau nhức xương Mồng tơi có tác dụng gì? Đây là loại rau có rất nhiều tác dụng chữa táo bón, đi ngoài ra máy, đái dắt, tiểu tiện không thông, ngực bồn chồn, cầm máu, vết thương mau lành,…Tuy nhiên mới đây khoa học đã nhận thấy mùng tơi còn giúp hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp. Theo y học cổ truyền thì đau nhức xương khớp thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào gân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết bị tắc lại gây sưng đau các khớp. Người già can thận bị hư hoặc bệnh tật lâu ngày làm khí huyết giảm sút, cũng là nguyên nhân làm xương khớp bị thoái hóa, biến dạng, teo cơ và dính khớp. Còn theo Đông y, đau nhức xương khớp là do lưu thông khí huyết ở gân cơ xương, đưa tà khí (phong hàn, thấp nhiệt) ra ngoài. Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức xương khớp thì cần bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát và ngăn chặn hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ và dính khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của các khớp xương. Thật bất ngờ khi rau mùng tơi lại giúp bạn chữa được căn bệnh đau nhức xương khớp này. Chỉ cần bạn kết hợp món canh xương móng giò với mùng tơi kết hợp với tập luyện hàng ngày và sử dụng thực phẩm chức năng sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng đau.
Chuẩn bị nguyên liệu cho món canh mùng tơi Rau mùng tơi: 1 mớ, Móng giò: 1 cái, rượu gạo: 1 chén. Móng giò khi mua về bạn nên hơ qua lửa để đốt cháy các sợi lông, nếu không bạn có thể dùng dao lam để cạo, lột móng và rửa sạch. Cho xương vào nồi, đổ nước ngập mặt, cho 1 thìa canh muối rồi đem luộc xơ qua, khi nước sôi đều bạn đem nồi xương ra đổ nước đi, rửa sạch xương. Cho chảo lên bếp, phi thơm hành khô với chút dầu ăn và mắm rồi cho xương và hạt nêm, mì chính, bột canh, xào xương trong 5 phút rồi cho nước lạnh vào ninh, khi nước sôi vặn nhỏ lửa. Mẹo nhỏ để ninh xương nhanh nhừ là bạn cho chút nước soda vào ninh cùng hoặc khi nước xương cạn mà xương chưa nhừ thì thả 1-2 viên đá vào ninh. Trong thời gian ninh xương bạn đi nhặt rau, thái rau nhỏ nếu thích, bạn để cả lá nấu cũng không sao nhé. Xương chín bạn sẽ vặn lửa to rồi thả rau vào, khi nước canh sôi trở lại bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi bắc nồi canh xuống. Cuối cùng đổ 1 chén rượu vào, quấy đều rồi dùng nóng. Cách nấu canh mùng tơi có thể ăn thay canh trong bữa cơm gia đình. Lưu ý: Vì mùng tơi có tính hàn nên bạn có thể kết hợp với 1 số loại thực phẩm khác để giảm tính hàn này như canh mùng tơi mướp, mùng tơi nấu tôm, mùng tơi nấu ngao

Tiết lộ 20 bài thuốc hay đã chữa khỏi bệnh đau lưng

Giới thiệu 20 bài thuốc nam chữa bệnh đau lưng hiệu quả: Bài 1: Lá ngải cứu tươi xào nóng với dấm, bọc trong túi vải đắp, chườm vào thắt lưng hay chỗ đau. Bài 2: Bã dấm 250g, xào nóng, bọc trong túi vải, đắp vào chỗ đau trước khi đi ngủ 1-2 giờ. Bài 3: Dây mướp tươi 2m, thái lát mỏng. Sắc uống 2-3 lần trong ngày. Bài 4: Rễ cây mướp và dây mướp già ở gần gốc đem đốt thành tro hoặc sao, đến khi có màu vàng già thì xay nhỏ thành bột. Ngâm uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu thuốc bằng rượu. Bài 5: Cẩu tích (rễ cây lông cu-li) 30g, sắc uống ngày 1 thang. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do hàn thấp. Xem chi tiết thông tin bài thuốc nam bao gồm: Bài thuốc uống và Cao Dán chữa bệnh đau lưng hiệu quả! Bài 6: Hạt mướp tươi 60g, giã nát, đắp vào huyệt mệnh môn (nằm ở giữa 2 gai đốt sống thắt lưng 3 và 4). Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Bài 7: Hạt cam sao vàng, xay nhỏ thành bột mịn. Ngày uống 10g, chia 2 lần, chiêu thuốc bằng rượu nhẹ. Bài thuốc này chủ trị đau lưng do chấn thương gây ứ huyết bên trong. Bài 8: Hạt hẹ 12g, vỏ vừng 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày. Bài 9: Rễ cà 20g, gừng khô 6g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong ngày. Bài 10: Vỏ quả bí ngô già 60g, rễ cây bông 60g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Bài 11: Vỏ quả bí ngô già 60g, hương nhu 15g, đường đỏ 30g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Bài 12: Ðậu đỏ nhỏ 30g, xơ mướp 12g, củ hành ta 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần uống trong ngày. Bài 13: Hạt bí ngô 40g, đậu đỏ nhỏ 30g, lá cây lạc 20g, gừng khô 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài 14: Hạt bông 40g, hành củ 20g, lá tía tô 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài 15: Lá ớt cay 50g, rượu vừa đủ. Lá ớt rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi cho thêm chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau khi thuốc còn nóng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Khi thuốc nguội có thể xào lại 1-2 lần. Bài 16: Trà xanh 1g, bột vừng chín 5g, đổ vào nửa lít nước sôi, khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang. Bài 17: Rễ cây lau 30g, vỏ quả bí ngô già 30g, nhân trần 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần uống trong ngày. Bài 18: Bổ cốt toái 30g, đem sấy khô rồi xay thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g. Chiêu thuốc bằng rượu hoặc sắc nước uống. Bài 19: Rễ hẹ 100g, dấm chua 50ml. Rễ hẹ rửa sạch, giã nát, thêm dấm rồi bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau, mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Bài 20: Gừng sống 20g, hành củ 15g, bột mì 30g. Ðem gừng và hành giã nát rồi cho bột mì vào. Xào nóng, sau đó đắp vào chỗ đau, dùng băng vải cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh !

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng LÁ LỐT

Lá lốt là loại cây được trồng phổ biến ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Ngoài công dụng dùng làm gia vị chế biến món ăn, lá lốt còn là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Theo Đông Y lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chuyên trị các chứng đau bụng do lạnh bụng, đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu… Y học hiện đại cũng đã chứng minh trong lá lốt có chất kháng viêm giảm đau, điều trị hiệu quả các bệnh xương khớp. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt- giải pháp 3 trong 1 Bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt là giải pháp 3 trong 1: tiết kiệm chi phí, nguyên liệu dễ kiếm và bài thuốc được chế biến hết sức đơn giản như sau: Chuẩn bị: lá lốt, cây xấu hổ, lá đinh lăng, nước Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt- giải pháp 3 trong 1 Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng lá lốt- giải pháp 3 trong 1 Thực hiện: Lá lốt mua hoặc nhổ ngoài vườn có thể lấy cả rễ thì càng tốt. Cắt nhỏ lá lốt thành từng khúc, để cả cuống. Mang sao vàng rồi đổ lá xuống nền sạch phơi khô. Dân gian gọi đây là cách hạ thổ. Các loại cây xấu hổ, lá đinh lăng cũng làm tương tự. Có thể chế biến nhiều để cất đi dùng dần hoàn toàn không bị hỏng. Mỗi lần uống lấy khoảng 30 gam lá mỗi loại nấu lên với 1,5 lít nước. Nước thuốc này rất mát người bệnh có thể dùng thay nước lọc. Dùng trong khoảng 1 tuần ngưng lại từ 4-5 ngày rồi tiếp tục dùng thêm một tuần nữa. Không chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ vô cùng công hiệu mà nước thuốc này còn giúp những người bị chứng ra mồ hôi chân tay chấm dứt tình trạng khó chịu này. Lưu ý:- Nước thuốc hoàn toàn chế biến từ thảo dược phơi khô không có chất bảo quản bệnh nhân nên dùng hết trong ngày, tránh để qua đêm. – Nước có vị ngang ngang hơi đắng khó uống, bạn có thể cho thêm một chút cam thảo cũng không ảnh hưởng gì đến tác dụng của thuốc.

Công Dụng Tuyệt Vời Của Tỏi

Những bài thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả từ tỏi
1. Cảm cúm Dùng tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 - 40 ngày để ăn hàng ngày. Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3 lần/ngày. 2. Đầy bụng, khó tiêu Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày. Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1 thìa cà phê, 2-3 lần/ngày. 3. Ho, viêm họng Tỏi bóc sạch, để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 - 15 phút. Dùng kiên trì có thể chữa được bệnh ho mãn tính. Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng. Những bài thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả từ tỏi 4. Thấp khớp, đau nhức xương Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 - 60 ngày hoặc có thể lâu hơn.Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. 5. Tiểu đường Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể. 6. Huyết áp cao, tụ huyết khối Dùng 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi. Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng. Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2 tuần/lần. Những bài thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả từ tỏi 7. Tỏi chống ung thư Tỏi có chứa chất allium giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư chết người và 'tiêu diệt' sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào gây ung thư. Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa alliin, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E…có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các công trình nghiên cứu, minh chứng rằng, tỏi có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn 'cư trú' trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. 8. Đặc tính sát khuẩn Do có tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng trong việc phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Người ta cũng sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun sán (giun đũa, giun kim, sán dây). 9. Giảm sưng tấy, chữa vết thương do muỗi đốt Để giảm sưng tấy do muỗi đốt bạn có thể dùng tỏi đập dập sát lên vùng da bị tổn thương, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng tấy sẽ giảm ngay. Tỏi làm giảm sưng tấy, chữa vết thương do muỗi đốt 10. Có tác dụng giống như thuốc kháng sinh Tỏi giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập. Tỏi còn là chất 'xúc tác' giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem là một 'vũ khí' hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá. 11. Có vai trò như một loại Viagra Các bác sỹ tình dục thường khuyên những người gặp trục trặc trong vấn đề 'chăn gối' nên bổ sung tỏi và trong chế độ ăn uống của mình. Bởi trong tỏi có chứa những hợp chất làm tăng ham muốn trong đời sống tình dục. 12. Các công dụng Tỏi còn được dùng để điều trị chứng đau họng, giảm hàm lượng cholesterol cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, rối loạn tiêu hoá, nhiễm trùng bàng quang, các bệnh về gan. Lưu ý: không dùng tỏi trong trường hợp bạn đang dùng thuốc anti-coagulant (thuốc điều trị chứng máu loãng) hay thuốc hypoglycemic (thuốc điều trị bệnh đái đường).