Sunday, October 18, 2015

Cách Chữa Tàn Nhang Đơn Giản, Hiệu Quả

Tàn nhang từ lâu đã là kẻ thù đối với sắc đẹp. Không những khiến da bị sạm màu, gây mất thẩm mỹ mà nó còn làm bạn mất tự tin trước đám đông.
1. Chanh tươi
Chanh tươi từ lâu đã được chị em biết đến như một nguyên liệu tự nhiên làm trắng da. Ngoài ra, chanh tươi còn có công dụng rất lớn trong việc chữa trị tàn nhang – đây là cách trị tàn nhang tự nhiên đem lại hiệu quả khá cao. Bởi trong chanh tươi có nhiều Vitamin C rất tốt cho da. Bên cạnh đó trong nước cốt chanh còn có chất tẩy trắng da, khi sử dụng vào việc trị tàn nhang sẽ giúp tẩy xóa các sắc tố melanin gây ra tàn nhang.

Chanh tươi từ lâu đã được chị em biết đến như một nguyên liệu tự nhiên làm trắng da.
2. Sữa chua
Trong sữa chua có chứa acid lactic giúp lột nhẹ da mà không gây kích ứng. Do đó, sữa chua không những giúp làm mờ tàn nhang mà còn mang lại cho bạn làn da trắng mịn tự nhiên. Cách trị tàn nhang này rất đơn giản, bạn chỉ cần thoa sữa chua không đường lên vùng da bị tàn nhang và massage nhẹ nhàng rồi rửa sạch sau 20 phút. Kiên trì sử dụng phương pháp này bạn sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả nó mang lại.


Tàn nhang từ lâu đã là kẻ thù đối với sắc đẹp.

3. Củ nghệ
Không chỉ có tác dụng xóa sẹo, mờ vết thâm, củ nghệ còn là cách trị tàn nhang mang đến kết quả khá tốt. Hàng ngày, bạn hãy lấy củ nghệ xay nhuyễn, trộn đều với sữa chua tạo thành hỗn hợp dung dịch đặc sệt rồi thoa đều lên bề mặt da.
4. Củ cải trắng
Được biết từ lâu, củ cải đã được sử dụng để điều trị các vấn đề về da như làm mờ những đốm nâu và tàn nhang. Bạn có thể sử dụng chúng bằng cách nghiền nát củ cải lấy nước cốt bôi lên vùng da bị tàn nhang. Bạn để trên da khoảng 30 phút và sau đó rửa sạch lại với nước lạnh. Bạn có thể điều trị các nốt tàn nhang trên mặt tiền bằng phương pháp này 3 lần/ tuần.
5. Uống nước cà chua

Uống nước cà chua hoặc ăn cà chua sống mỗi ngày có tác dụng phòng ngừa tàn nhang rất tốt.
Uống nước cà chua hoặc ăn cà chua sống mỗi ngày có tác dụng phòng ngừa tàn nhang rất tốt. Đó là nhờ vào các dưỡng chất trong cà chua có tác dụng chống lại hoạt tính của thành phần tyrozin, làm biến mất hoặc giảm thiểu những sắc tố sạm đen trên da mặt.
6. Cà tím
Cà tím không chỉ là môt nguyên liệu cho một món ăn, nó còn có tác dụng không ngờ trong chữa trị tàn nhang đó. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần nguyên liệu là một quả cà tím, cắt lát mỏng và đắp lên vùng da có tàn nhang khoảng 15-20 phút mỗi ngày. Bạn hãy làm và cảm nhận hiệu quả chữa trị tàn nhang sau một tuần nhé!
7. Cà rốt tươi

Cà rốt ngoài công dụng giúp đôi mắt trong sáng, nó còn có tác dụng trị tàn nhang rất hiệu quả. 
Cà rốt ngoài công dụng giúp đôi mắt trong sáng, nó còn có tác dụng trị tàn nhang rất hiệu quả. Buổi tối trước khi đi ngủ, rửa sạch vùng da có tàn nhang, lấy nước ép cà rốt bôi đều lên; chờ cho khô rồi dùng khăn tay tẩm dầu thực vật xát nhẹ lên. Sáng dậy rửa sạch mặt bằng nước ấm.

Saturday, October 17, 2015

Công Dụng Tuyệt Vời Của Cây Đinh Lăng

Đinh lăng là một loại cây quen thuộc với nhiều gia đình. Loại cây này không chỉ được sử dụng làm một loại rau sống trong mỗi bữa ăn mà còn được xem là vị thuốc quý trong việc bồi bổ sức khỏe. Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng, từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây đều có thể chế biến thành thuốc.
Cây Đinh lăng còn được gọi là Cây gỏi cá (vì thường được lấy lá ăn chung với gỏi cá) hay nam dương lâm. Đây là loại cây thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) và có tên khoa học là Polycias fructicosa.
Hình dáng cây đinh lăng: Đinh lăng có nhiều loại khác nhau ở hình dạng và kích thước của lá, có Đinh lăng lá tròn, lá xẻ thùy lông chim, lá kép 1-3 lần. Cây nhỏ, thân nhẵn, ít phân nhánh và cao khoảng 0,8-1,5m. Lá kép mọc so le, có bẹ, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn. Lá chét có cuống gầy dài 3-10mm, phiến lá chét có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Cụm hoa hình chùy ngắn 7-18mm gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ. Tràng 5 nhị, nhị 5 với chỉ nhị gầy, bầu hạ hai ngăn có dìa trắng nhạt. Quả dẹt dài 3-4mm, dày 1mm có vòi tồn tại.

Hình ảnh Cây đinh lăng và những công dụng tuyệt vời số 1

Cây đinh lăng được xem như một vị thuốc quý trong việc bồi bổ sức khỏe. 

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng: Thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, chống dị ứng.... Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây (đã trồng được 3 năm). Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú
Nghiên cứu dược lý học hiện đại thì cho thấy, tác dụng của dịch chiết đinh lăng lá nhỏ có nhiều điểm tương tự sâm Triều Tiên. Trong đinh lăng có các alcaloit, glucozit, saponin, flavonoit, tanin, vitamin B, các axit amin trong đó có lyzin, xystei và methionin là những axit amin không thể thay thế.

Công dụng của cây đinh lăng:

Phòng co giật ở trẻ
Lá đinh lăng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. 
Thông tia sữa, căng tức sữa
Để thông tia sữa và căng tức sữa  thì rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30 - 40gr. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống khi còn nóng.
Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp)
Dùng thân cành đinh lăng 20 - 30gr, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.
Chữa viêm gan

Rễ đinh lăng 12gr; nhân trần 20gr; ý dĩ 16gr; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12gr; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8gr. Sắc uống ngày 1 thang. 
Chữa thiếu máu
Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100gr, tam thất 20gr, tán bột, sắc uống ngày 100gr bột hỗn hợp.
Chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh dạ dày như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng:
Do thành phần Saponin có nhiều trong rễ Đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách. Càng không được dùng rễ Đinh lăng với liều cao, sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng  phải dùng những cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên.

Friday, October 16, 2015

Hành Chữa Bệnh Tuyệt Vời

Đau tai

Bạn bị đau tai và cảm thấy nhức nhối không thể chịu đựng được? Đừng lo, bởi chỉ cần một củ hành là đủ để làm cơn đau phải tan biến. Hành có tác dụng kháng viêm và làm suy yếu các vi khuẩn gây ra cơn đau. Vì vậy, nếu lần tới bạn đau tai, hãy cắt lấy phần “lõi” ở trên trong củ hành đặt vào tai, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu trở lại.
Cảm lạnh
Uống một cốc nước hành sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn mỗi khi cảm lạnh hay bị cúm... (Ảnh minh họa: Internet)
Uống một cốc nước hành sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn mỗi khi cảm lạnh hay bị cúm… 
Cũng giống như tỏi, hành có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Uống một cốc nước hành sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn mỗi khi cảm lạnh hay bị cúm. Cách chuẩn bị rất đơn giản: Bạn chỉ cần đun sôi nước, sau đó thả một ít hành xắt nhỏ vào và chờ trong vài phút. Mặc dù tách “trà hành” có mùi vị hơi khó chịu, nhưng đảm bảo sẽ cho thấy hiệu quả bất ngờ. Còn nếu bạn muốn khỏi bệnh nhanh hơn? Hãy… ăn hành sống khi bạn có đủ can đảm!
Bụi bay vào mắt
(Ảnh: Pixabay)

Thật khó chịu khi có hạt bụi bay lạc vào mắt bạn. Phản ứng thông thường là dùng tay dụi, dụi, và dụi cho tới lúc mắt bạn đỏ hoe lên. Nhưng điều đó chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Một mách nước nhỏ dành cho bạn: Hãy cắt phần lõi củ hành ra từng miếng đến khi mắt bạn đẫm nước. Nước mắt sẽ rửa trôi mọi bụi bẩn bên trong và làm đôi mắt trong sáng hơn. Tất nhiên bạn cũng không nên lạm dụng quá, đặc biệt là nếu đó là hành cũ lâu ngày có thể đã bị mốc, hoặc loại đã bị phun xịt nhiều chất bảo quản.
Chảy máu tay
Nếu bạn lỡ cắt vào tay trong khi làm bếp, hãy nhanh chóng dùng một lát hành đắp lên vết thương. Nó không chỉ giúp bạn cầm máu mà còn sát trùng và chống viêm. Hơn nữa, vết cắt cũng sẽ nhanh chóng liền lại trong thời gian ngắn.
Vết sẹo
(Ảnh: Pixabay)

Có lẽ bạn không hề biết rằng bí quyết để xóa các vết sẹo cơ thể lại nằm ngay trong phòng bếp nhà mình. Hoàn toàn đơn giản: bạn chỉ cần lấy nước ép từ hành, rồi thấm vào một miếng vải và đắp lên vết thương. Bạn hãy thử xem!
Khi bị ong đốt?
Hành tây ngâm rượu vang đỏ mang lại những lợi ích sức khỏe.

Một số loài ong đặc biệt nguy hiểm. Chúng có thể khiến da bạn đỏ tấy và đau rát trong suốt một ngày trời. Ngay sau khi bị ong đốt, hãy rửa vết thương bằng nước lạnh rồi đắp một lát hành lên đó. Hành sẽ hút chất độc ra ngoài và làm chỗ sưng dịu lại trong phút chốc.
Hành là phương thuốc hoàn toàn tự nhiên, rẻ tiền, lại vô cùng hữu ích nữa. Vì vậy, lần tới đi chợ, đừng quên mua thêm một vài củ hành dự trữ trong bếp nhé!

Wednesday, October 14, 2015

Công Dụng Tuyệt Vời Của Quả Ổi

Người Ấn Độ có câu: “Vài trái ổi trong mùa sẽ không cần gặp bác sĩ cả năm”. 

Ổi là loại cây rất quen thuộc trong đời sống người dân nước ta, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Thực ra cây ổi có nguồn gốc từ miền nhiệt đới châu Mỹ, sau được trồng phổ biến ở khắp các miền nhiệt đới châu Á và châu Phi.
công dụng của quả ổi
Trái ổi là một loại quả bổ dưỡng, là nguồn cung cấp sinh tố A và C.
Ở ta, ổi mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi hoặc được trồng trong vườn, quanh nhà để lấy quả ăn. Ngoài ra các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, vỏ rễ và vỏ thân còn được dùng làm thuốc.
Trái ổi là một loại quả bổ dưỡng, là nguồn cung cấp sinh tố A và C, đa số sinh tố tập trung ở phần thịt, lớp vỏ mỏng bên ngoài quả. Ổi được thể ăn sống, chế thành kem hoặc nước giải khát. Ổi là nguồn vitamin C làm lành da tuyệt vời nhất.
Bên cạnh đó, quả ổi cũng có rất nhiều tác dụng trong ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh hiệu quả!
Ngừa cao huyết áp
Những nghiên cứu y học cho thấy nếu cơ thể chúng ta tiêu thụ những loại thực phẩm không có chất xơ thì dễ bị “dính” chứng cao huyết áp, thực phẩm được tiêu thụ sẽ mau chóng chuyển thành đường.
Do ổi có nhiều chất xơ, có chỉ số đường huyết (glycemic index) thấp nên cũng có tác dụng hạ huyết áp.
Quả ổi giúp làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa quá trình làm máu trở nên đặc, vì vậy làm tăng tính linh động của máu, giúp máu thoát khỏi họa “kẹt xe” và lưu thông trong cơ thể một cách dễ dàng hơn.
Ngăn ngừa ung thư
Các nghiên cứu y học đã cho thấy rằng thành phần chiết xuất từ lá ổi có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Hơn nữa, ruột quả ổi cũng chứa chất lypocene cao, tác dụng chống ung thư. Đặc biệt folate trong ổi cũng giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Ngăn ngừa bệnh tim
Trong ổi đặc biệt là ổi đào có lượng lycopen nhiều hơn cà chua 26%, có thể giảm bớt nguy cơ bệnh tim.
Ngăn ngừa vi trùng
Trong quả ổi có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, chất chống độc tố như Vitamin C, Vitamin E, iso- flavanoids, carotenoid, polyphenol…
Những dưỡng chất này sẽ giúp cơ thể chống lại vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đồng thời giúp mẹ bầu tránh xa bệnh tật.
Ngừa béo phì
Ổi chứa ít chất béo nên ăn ổi có thể giảm béo, giúp cơ thể thon gọn hơn.
Đặc biệt trong trái ổi ruột đỏ (ổi đào) còn có chất lycopen nhiều hơn trong cà chua không chỉ có tác dụng chống những bệnh liên quan tới béo phì mà còn những bệnh khác như bênh tiểu đường cấp 1, giảm bớt nguy cơ bệnh tim mạch.
Ngừa bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ, lá và quả ổi có khả năng giảm thiểu lượng đường gluco trong máu. Tuy nhiên, nếu ăn cả vỏ ổi sẽ không tốt cho lượng đường trong máu của bạn. Cách tốt nhất khi ăn ổi để điều trị bệnh tiểu đường là gọt bỏ vỏ.
Ngừa cảm lạnh
Một ly nước ép ổi tươi có thể giúp bạn giảm các triệu chứng cảm lạnh như giảm ho, tẩy đàm, thông đường hô hấp do trong ổi chứa nguồn vitamin C cao, các chất chống oxy hóa và điện giải…
Trị ho
Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc làm giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hệ hô hấp. Thịt quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi.
Món ăn từ trái ổi
Ổi ướp lạnh: Giúp giải nhiệt khi thời tiết nắng nóng
- Lấy phần nạc của ổi, xắt nhỏ và xay nhuyễn.
- Cho nước chanh tươi, rượu vodka và đường xay thêm cho đều.
- Cho hỗn hợp vào tủ lạnh trong khoảng 45-60 phút. Ngoài ra, có thể cho hỗn hợp vào tủ làm đông để ăn như kem thông thường.
Ổi trộn: Giúp giảm cân và bồi dưỡng thể lực
- Gọt vỏ ổi, chỉ lấy phần nạc và xắt thành từng lát vừa ăn, cam gọt vỏ xắt từng lát mỏng, chuối xắt khoanh tròn sau đó trộn đều ba loại với nhau.
- Rưới nước chanh tươi vào hỗn hợp, trộn đều.
- Trước khi ăn, rưới thêm mật ong.
- Bạn có thể cho vào tủ lạnh khoảng một giờ trước khi dùng.
Nước ép ổi: Tăng cường sức khoẻ
- Ổi bỏ vỏ, moi bỏ hạt, ép lấy nước, cho thêm ít muối và đường.
- Ngon hơn khi uống lạnh.

Saturday, October 10, 2015

CÁCH CHỮA HÔI MIỆNG TẠI NHÀ NHANH CHÓNG

Hôi miệng làm chúng ta mất tự tin trong giao tiếp. ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý của người mắc bệnh. Hôi miệng do nhiễm trùng răng nướu, sâu răng, lưỡi bị viêm, khô miệng... làm có mùi hôi trong hơi thở.
Chuối

Chuối là trái cây khá thân thuộc với cuộc sống thường nhật của chúng ta nhưng rất ít người biết công dụng thực sự của loại trái cây này. Chuối chứa nhiều tyrosin, một tiền chất để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hoà hoạt động của tim mạch, làm dịu những cơn đau rát và giảm bớt triệu chứng ợ hơi do trào ngược dạ dày gây ra.
Cách chữa hôi miệng tại nhà đơn giản là bạn ăn một trái chuối mỗi ngày giúp giảm trào ngược axit thực quản
Hạt cỏ cà ri
Trong dân gian, rất nhiều người truyền miệng nhau về khả năng chữa hôi miệng tuyệt vời của cỏ cà ri. Ngày nay, Y học hiện đại chứng minh thành phần có trong cỏ cà ri: saponin như diosgenin, yamogenin, gitogenin, tigogenin và neotigogen.. giúp chữa chứng ợ hơi, ợ chua, chứng trào ngược axit dạ dày, cải thiện hơi thở có mùi.
Cách chữa hôi miệng tại nhà đơn giản tại nhà: dùng cỏ cà ri để hãm trà và uống hàng ngày, để giúp giảm thiểu mùi hôi trong hơi thở nhanh chóng...
Cây ngải đắng
Ngải cứu là vị thuốc chữa được bá bệnh, được trong dân dùng làm vị thuốc chữa hôi miệng. Theo Đông Y, cây ngải đắng có vị đắng, mùi thơm, tính ấm có tác dụng lợi tiêu hóa, hạ nhiệt, tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, giảm thiểu các chứng ợ hơi, ợ chua gây nên chứng hôi miệng.
Chữa hôi miệng đơn giản với ngãi cứu: Bạn có thể chọn cách nhai sống lá hoặc pha thành trà để uống hàng ngày, giúp cải thiện nhanh chóng chứng hôi miệng.
Rau thì là
Thì là là rau gia vị tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, song thì là còn là vị thuốc nam chữa bệnh khá hữu hiệu. Theo Y Học Cổ Truyền, lá thì là có tính ấm, mùi hăng hắc thơm.. có tác dụng giảm nguy cơ suy thận, chữa viêm dạ dày mãn tính, đồng thời có tính khử mùi kháng khuẩn rất tốt, giúp mùi hôi trong hơi thở
Cách chữa hôi miệng tại nhà: dùng hạt thì là kết hợp với đinh hương, bạch đậu khấu. Tất cả xay nhuyễn, lấy một ít nhai trong miệng khi ăn thực phẩm có mùi, giúp cải thiện mùi hôi trong hơi thở.
Lá hương nhu
Từ lâu, lá hương nhu được xem là dược liệu quý để giúp cải thiện hơi thở và được sử dụng khá phổ biến trong nhiều bài thuốc nam.Theo y học cổ truyền, hương nhu vị cay, tính hơi ôn, có tác dụng ức chế hoạt các vi khuẩn trong khoang miệng, giảm đờm có trong họng, loại bỏ các rêu lưỡi, bợn trắng, giữ hơi thở thơm mát..
Lá ổi
Cây ổi được trồng nhiều ở nước ta, nhưng ít ai biết khả năng chữa bệnh tuyệt vời của loại cây này. Ổi còn có 1 hàm lượng rất lớn chất xơ, calo, chất chống oxy hóa và đặc biệt ổi cung cấp một lượng lớn vitamin C.. việc ăn ổi xanh còn có công dụng tuyệt vời giúp cho bạn bảo vệ răng, nướu luôn khỏe mạnh.

Thursday, October 8, 2015

công dụng tuyệt vời của cây trứng cá

Cây trứng cá hay còn gọi là mật sâm (t: Muntingia calabura), loài duy nhất trong chi Muntingia, là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc ở miền nam Mexico, Caribe, Trung Mỹ và miền tây Nam Mỹ về phía nam của Peru và Bolivia. Chi này đã từng được các hệ thống phân loại khác nhau xếp trong các họ khác nhau, như họ Đoạn (Tiliaceae) hay họ Côm (Elaeocarpaceae), nhưng trong phân loại của APG và sau này là APG II thì người ta đã tách nó ra thành một họ riêng trong bộ Cẩm quỳ (Malvales) với danh pháp Muntingiaceae cùng các chi Dicraspidia, Neotessmannia với mỗi chi này chỉ có 1 loài.
Nó là một loại cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 7-12 m với các cành xếp chồng lên nhau và hơi rủ xuống. Nó có các lá có mép khía răng cưa, dài 2,5-15 cm và rộng 1-6,5 cm. Các hoa nhỏ màu trắng, tạo quả khi chín có màu đỏ nhạt đường kính khoảng 1-1,5 cm. Quả ăn được, có vị ngọt và mọng nước, chứa nhiều hạt nhỏ (0,5 mm) màu vàng trông như trứng cá.
Cây trứng cá là một loài cây tiên phong có thể phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng, có khả năng chịu được các điều kiện chua mặn và khô hạn. Hạt của nó được các loài chim và dơi ăn quả phát tán. Nó được trồng ở một vài nơi để lấy quả ăn, và đã hợp thủy thổ ở một số khu vực khác thuộc vùng nhiệt đới ngoài khu vực nguồn gốc bản địa, bao gồm cả ở Đông Nam Á.
Là loài cây tiên phong, nó cũng giúp cho việc cải thiện các điều kiện của đất và góp phần làm cho các loài cây khác có thể sinh sống được ở các vùng đất này. Tuy nhiên, nó cũng có thể bị coi là loài xâm hại nguy hiểm do nó có thể cạnh tranh với các loài cây bản địa.
Quả trứng cá được bày bán tại các chợ ở Mexico. Tại Brazil, quả bị cho là quà nhỏ để có thể khai thác thương mãi, nhưng được khuyến cáo là nên trồng dọc ven sông, do ở hoa nhiều và quả khi chín sẽ rụng theo dòng nước, tạo mồi dụ cá..giúp ngư dân.
Thành phần dinh dưỡng tromg quả trứng cá
100 gram quả, phần ăn được, chứa: (phân chất theo mẫu quả tại El Salvador)
– Calories 78
– Chất đạm 0.324 g
– Chất béo 1.56 g
– Chất sơ 4.6 g
– Calcium 124.6 mg
– Phosphorus 84.0 mg
– Sắt 1.18 mg
– Carotene 0.019 mg
– Thiamine 0.065 mg
– Riboflavine 0.037 mg
– Niacin 0.554 mg
– Ascorbic acid 80.5 mg
Quả trứng cá rất được trẻ em ưa thích, ăn quả ngay khi hái, tuy nhiên quả tương đối dính tay. Quả có thể nấu chín để làm mứt.
Lá có thể dùng nấu nước uống như nước trà.
Thành phần hóa học của cây trứng cá
Lá: Lá cây trứng cá chứa nhiều hợp chất như loại dihydrochalcones, flavonoids gồm các flavane, flavanone và muntingone (môt chất chuyển hóa loại flavonol).
Rễ: Chứa nhiều flavonoids loại 7,8-di-O-(thay thế)-flavanes, biflavanes và flavones
Tác dụng của cây, quả trứng cá
Phòng ngừa ung thư
Nghiên cứu cho thấy lá của cây trứng cá có tác dụng làm giảm và ngăn ngừa sự phát triển khối u ung thư.
Những chiếc lá trứng cá đã được nghiên cứu và cho thấy khả năng chống ung thư rất lớn và có thể được sử dụng rộng rãi hơn trong tương lai để điều trị ung thư …Nhiều nghiên cứu nữa sẽ công bố về điều này.
Kháng viêm
Lá trứng cá có thể được sử dụng như trà để điều trị viêm, sưng và hạ sốt.
Ngừa bệnh tim mạch
Lá trứng cá làm trà giúp bảo vệ tim khỏi các cơn đau do có chứa chất chống oxy hóa ngăn ngừa viêm động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Ngừa cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp bắt nguồn bởi nhiều thói quen không tốt trong xã hội hiện đại như hút thuốc lá, ăn mặn, chế độ ăn nhiều chất béo và di truyền. Trứng cá chứa một lượng lớn oxit nitric, một hóa chất tự nhiên mà làm thư giãn mạch máu, giúp máu lưu thông, hạ huyết áp.
Kháng khuẩn
Quả trứng cá có chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn mạnh, biến nó trở thành nguồn chất kháng khuẩn mới, Và nó đặc biệt tốt cho điều trị nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, S. epidermidis, P. vulgaris, K. Rhizophila, C. diphtheriae và các vi khuẩn khác. Đây là điều quan trọng vì hiện nay có rất nhiều vi khuẩn kháng kháng sinh.
Gout
Qua nhiều thế kỷ, nhiều quốc gia sử dụng quả trứng cá để ngăn chặn cơn đau liên quan với bệnh gout, ăn 9-12 quả trứng cá ba lần một ngày có tác dụng tốt cho điều trị cơn đau ..
Bệnh tiểu đường
Quả trứng cá cũng làm giảm lượng đường huyết do đó nó là thức ăn tuyệt vời cho những người bị bệnh tiểu đường.
Cung cấp, bổ sung Vitamin C
Quả trứng cá có chứa một số lượng cao của Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại cảm lạnh, ống khói, và thậm chí cả bệnh tim mạch. 100 gram quả trứng cá chứa 150 mgs Vitamin C ..
Giảm đau
Lá trứng cá làm thành trà là thức uống tuyệt vời để giảm đau vì chúng chặn thụ thể đau …Một tác nhân đối kháng thụ thể tốt tương tự như thuốc phiện.
Bảo vệ tim mạch
Lá trứng cá làm trà giúp bảo vệ tim khỏi các cơn đau tim, vì lá có chứa chất chống oxy hóa ngăn ngừa viêm động mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Nhức đầu
Ăn trái cây và uống trà làm lá trứng cá là cách rất tốt để thoát khỏi cơn đau đầu.
Chất chống oxy hóa
Quả trứng cá và lá chứa nhiều chất chống oxy hóa, trên thực tế hơn 24 hợp chất flavonoid và phenolic giống như loại được tìm thấy trong trà xanh …Cộng với các hợp chất saponin.
Tác dụng khác của quả trứng cá
Quả trứng cá có chứa chất xơ, nước, tinh bột, protein cho cơ bắp khỏe mạnh, canxi và phốt pho cho xương chắc khỏe, sắt cho bệnh thiếu máu, và Vitamin B cho sức sống và tinh thần tốt.
Tác dụng của hoa trứng cá
Trà hoa trứng cá khử trùng tốt cho vết thương trên da và cũng có tác dụng tốt trong điều trị đau bụng.

Monday, October 5, 2015

Cách làm cho da hết nếp nhăn tại nhà hiệu quả

Làn da bạn đang xuất hiện những nếp nhăn? Bạn có muốn nhanh chóng làm cho da hết nếp nhăn không? Bạn đã áp dụng cách nào chưa? Chúng có mang hiệu quả gì cho bạn không? Tham khảo cách làm da hết nếp nhăn dưới đây để nhanh chóng loại bỏ những nếp nhăn trên da một cách hiệu quả nhé!
Với cách làm dưới đây chị em sẽ nhanh chóng loại bỏ đi nếp nhăn trên da ngay tại nhà mà không cần tốn nhiểu tiền đến bất kỳ spa làm đẹp hay thẩm mỹ viện nào. Cứ áp dụng đều đặn cách làm da hết nếp nhăn dưới đây sẽ giúp chị em sở hữu làn da đẹp mịn màng.

Tuổi tác và công việc khiến cho làn da trở nên khô ráp và rồi lưu lại những nếp nhăn trên khuôn mặt. Khi đến các spa làm đẹp, chị em sẽ nhanh chóng che đi những vết nhăn, nhưng lại phải mất nhiều thời gian và khá tốn kém. Bạn có thể chọn những thực phẩm xung quanh để làm biến mất những nếp nhăn trên da của mình.
1. Làm mờ vết nhăn bằng mật ong
Công dụng làm đẹp làn da bằng sữa và mật ong đã được chị em phụ nữ áp dụng từ rất lâu. Ngày nay, khoa học cũng đã chứng minh được những thành phần có trong sữa và mật ong có tác dụng chăm sóc, phục hồi sức sống cho da hiệu quả. Trong sữa hàm lượng acid lactic rất cao sẽ giúp làm sạch các lỗ chân lông, kích thích quá trình sản sinh collagen, hỗ trợ đắc lực sức sống cho làn da của bạn. Mật ong cung cấp cho da các dưỡng chất thiết yếu, cải thiện sự hấp thụ protein, duy trì độ ẩm cho làn da. Vì thế sử dụng hỗn hợp sữa và mật ong có thể giúp làn da luôn mịn màng, xóa mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt hiệu quả.
2. Nước dừa giúp da căng mịn
Mặt nạ dưỡng da nước dừa giúp làn da mịn màng, tạo độ ẩm cho da. Ngoài ra, chúng giúp trắng da, chống lại vết nhăn trên mặt hiệu quả. Bạn có thể dùng 1 ít bột cám gạo mịn trộn đều với nước dừa kèm theo một chút mật ong, trộn đều nhau để tạo thành hỗn hợp đặc quánh. Lấy hỗn hợp này đắp len mặt để chúng lưu lại trên da khoảng 15 phút rồi rửa lại sạch sẽ với nước ấm.
Áp dụng đều đặn bạn sẽ có làn da mịn màng, trắng hồng, các nếp nhăn sẽ không xuất hiện nữa.
3. Nước chanh đường chống lão hoá da
Không những có tác dụng giải nhiệt trong mùa hè nước chanh còn có tác dụng làm trẻ hóa làn da. Hàm lượng acid citric trong nước chanh rất cao, chúng có tác dụng loại bỏ tế bào chết, cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin C, giúp làn da tăng cường sản xuất collagen. Hơn thế nữa thành phần trong nước chanh còn giúp da loại bỏ đi các tế bào chết, kích thích tái xuất tế bào mới. Với sự kết hợp hoàn hảo này nước chanh đường sẽ trở thành hỗn hợp có tác dụng đem đến cho người sử dụng một làn da mịn màng, tươi sáng.
Cách chóng lão hoá bằng chanh đường: Bạn có thể dùng khoảng 2 muỗng canh nước cốt chanh trộn lẫn với 1 muỗng cà phê đường và sử dụng chúng xoa nhẹ lên làn da trong 10 phút rồi rửa sạch với nước lạnh. Thực hiện thường xuyên bạn sẽ thấy hiệu quả xoá vết nhăn trên mặt nhanh chóng của chanh đường.
Lấy nước cốt chanh trộn lẫn với đường, sau đó sử dụng chúng xoa nhẹ lên da khoảng 10 phút rồi rửa lại sạch sẽ bằng nước lạnh. Áp dụng đều đặn chị em sẽ có làn da mịn màng, giảm thiểu nếp nhăn.
Ngoài những cách làm giảm nếp nhăn trên chị em có thể sử dụng super collagen co q10 . Sản phẩm đã được đông đảo chị em tin dùng bởi hiệu quả mang lại khá cao.

Thursday, October 1, 2015

chữa nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả

Cách chữa nhiệt miệng cho bé an toàn và hiệu quả luôn là điều được các bậc phụ huynh quan tâm, lo lắng. Lý do là bởi các chuyên gia cho rằng, cách chữa nhiệt miệng bằng thuốc kháng sinh thường là chưa cần thiết và đôi khi không phù hợp với cơ thể trẻ. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng những mẹo dân gian nhanh chóng mà hiệu quả.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng nước củ cải:
Củ cải cạo vỏ, rửa sạch. Sau đó xắt miếng rồi cho vào cối xay nhuyễn ra vắt lấy nước. Hòa thêm một ít nước sôi vào và để súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng rau ngót, mật ong:
Các bậc cha mẹ có thể trị nhiệt miệng cho con trẻ bằng rau ngót và mật ong. Lấy rau ngót đem rửa sạch sau đó giã nát ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Mật ong có tác dụng kháng viêm rất tốt đấy. Nếu bị nhiệt thì dùng bông chấm vào chỗ sưng đau, lở loét. Làm như vậy 2-3 lần/ngày, vết loét sẽ dịu hẳn và không còn cảm thấy đau nữa.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng nước khế:
Lấy khoảng 2-3 quả khế rửa sạch và giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nước nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa chọn loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt. Giã nát 2 - 3 quả khế, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.
Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng hạt rau mùi:
Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 đến 4 lần.
Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ bằng cà chua sống:
Nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp nhiệt miệng như thế này. Hoặc cha mẹ có thể cho bé ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần.
Ngoài ra các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số loại thuốc dân gian như cỏ mực (nhọ nồi), húng chó, cùi dừa, bột sắn dây, vỏ dưa hấu,… để trị nhiệt miệng cho bé. Đây đều là những thứ thuốc dễ kiếm, giá rẻ mà an toàn cho bé yêu.

Monday, September 28, 2015

Cách chữa đầy bụng khó tiêu

Nhiều người mắc chứng đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn uống các thực phẩm không phù hợp hoặc ăn quá nhiều. Sau đây là một vài cách chữa đầy bụng khó tiêu nhanh nhất không dùng thuốc.
Uống trà gừng nóng, chiêu từng ngụm nhỏ.
Uống nước chanh gừng, gồm nước ấm pha với một thìa mật ong, hai thìa nước cốt chanh và vài lát gừng.
Ăn vài lát gừng tươi chấm muối.
Uống trà nóng pha vài giọt tinh dầu bạc hà; hoặc ăn vài nhánh bạc hà tươi.
Xoa nhẹ nhàng vùng bụng, thoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới rồi quay lại. Có thể bôi chút dầu nóng khi thoa.
Uống rượu táo hoặc chút rượu vang trắng sau mỗi bữa ăn.
Ăn sữa chua vì sữa chua tốt cho đường ruột do chứa vi khuẩn lactobacillus
Dùng túi chườm ở vùng bụng và bẹ sườn phải (hoặc dùng khăn nóng để chườm).

Phòng tránh đầy bụng, chướng hơi

- Hạn chế uống các đồ uống có ga, các loại bánh phải ủ lên men

- Ăn các thức ăn tự nhiên, không chất bảo quản

- Ăn nhiều rau xanh

- Thức ăn tinh bột nên chọn là khoai lang, khoai tây và các loại ngũ cốc

- Thức ăn giàu đạm nên ưu tiên thịt, trứng cá đặc biệt là cá.

- Gia vị, ưu tiên tỏi vì nó chứa chất allicin chống chướng hơi.

- Hoa quả thì nên ăn cam, bưởi, táo, dứa, lê sau những bữa cơm

- Ăn chậm, nhai kỹ

bài thuốc đơn giản chữa bệnh đường ruột

Lá mơ lông là một loại cây phổ biến có thể vừa làm gia vị cho nhiều món ăn vừa có tác dụng làm bài thuốc chữa nhiều loại bệnh khác nhau đặc biệt là bệnh về đường ruột rất hiệu quả. Sau đây là 3 bài thuốc tuyệt vời của lá mơ lông đối với hệ tiêu hóa



1. Bài thuốc sát khuẩn đường ruột
Trong thành phần của lá mơ lông chứa hoạt chất có công dụng sát khuẩn, diệt khuẩn lỵ như amip và simela ( 2 khuẩn gây nên tình trạng kiết lỵ ) chữa bệnh kiết lỵ, tiêu chảy và các bệnh đường ruột rất hiệu quả.
Ðể chữa kiết lỵ, dùng lá mơ lông 30-50g rửa sạch thái nhỏ, trộn với 1 quả trứng gà rồi bọc lá chuối đem nướng hoặc đặt vào chảo rán (không cho mỡ), ăn 2 lần trong ngày, 7 ngày là một liệu trình.

2. Tiêu hủy protein
Những thức ăn chứa nhiều chất đạm gây nên những hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài ra máu, kiết lỵ sau khi ăn hoặc thường bị ngứa ngoài da do gan không đào thải hết protein dư thừa. Để giải quyết vấn đề trên từ xưa người Việt đã sử dụng lá mơ lông để ăn kèm với những loại thức ăn đó vì nó có tác dụng tiêu hủy các protein dư thừa trong thức ăn chống lại các rắc rối về tiêu hóa và ngứa da.

3. Chữa rối loạn tiêu hóa
Nhiều người cứ ăn xong là muốn đi ngoài, hoặc cứ buổi sáng ngủ dậy là muốn đi ngoài liên tục từ 2 đến 3 lần. Triệu chứng này, tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Dân gian có cách chữa hữu hiệu như sau:
Lá mơ lông từ 40g đến 100g, gừng tươi 10g, 1 lòng đỏ trứng gà.
- Cách dùng: Lá mơ lông rửa sạch, băm nhỏ. Gừng tươi lọc lấy nước. Sau đó trộn đều hỗn hợp gồm lá mơ lông, gừng và trứng gà, chưng cách thủy lên cho chín rồi ăn nóng.
- Công dụng: Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn trong vòng 15 ngày liên tiếp để chữa chứng rối loạn tiêu hóa, đại tràng kích thích.

Sunday, September 20, 2015

Cách chữa cảm lạnh dễ nhất khi sang thu

Chứng cảm lạnh hay gặp vào mùa thu khi trẻ em bắt đầu đi học. Người yếu và dầm mưa càng dễ mắc và có những cách chữa cảm lạnh rất dễ mà không mấy người để ý.
Hay mắc cảm lạnh khi nào

Theo bác sĩ Quang Tùng (Bệnh viện E Hà Nội), đang mùa mưa bão, các cháu học sinh mới đi học lại, người dân vùng mưa bão, người dầm mưa… đều rất dễ bị cảm lạnh. Chứng bệnh dễ chữa và đừng để lạnh ngấm sâu sẽ rất mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cảm lạnh cũng hay gặp khi có mưa gió, bão lũ, bị dầm mưa, lụt lội, nhiệt độ dưới ngưỡng bình thường kéo dài trong môi trường lạnh khiến cơ thể không tự điều chỉnh, thân nhiệt bị giảm… nhất là trẻ em, người già, người yếu phải đội mưa gió tới trường, quần áo bị ẩm ướt không kịp thay, mặc không đủ ấm.
Người khi mệt mỏi, căng thẳng, ăn uống kém, sức đề kháng miễn nhiễm suy giảm có thể bị cảm lạnh. Người già yếu giúp con cháu dọn dẹp ngoài trời sau mưa lũ nhiều giờ cũng dễ mắc cảm lạnh.
Cảm lạnh nguy hiểm nhất với trẻ, vì hệ miễn dịch yếu, mặc đồ ẩm lâu, mắc cảm lạnh không chữa trị được ngay sẽ dễ biến chứng viêm phổi, viêm tai trong, viêm phế quản…
Cảm lạnh không dễ lây, không gây sốt ở người lớn.
Triệu chứng cảm lạnh là bỗng dưng thấy ớn lạnh dọc xương sống, nhức đầu, mệt mỏi uể oải, sợ lạnh, đầy bụng, có khi đi tiêu phân lỏng, có sốt nhẹ, có thể hạ đường huyết, bủn rủn chân tay , toát mồ hôi…(khác hẳn cảm cúm triệu chứng đến bất ngờ, kèm sốt và ho).
Không nên dùng thuốc kháng sinh
Bị cảm lạnh không nên dùng thuốc kháng sinh vì không công hiệu với virus gây cảm lạnh. Đa số các trường hợp cảm lạnh không cần thuốc men, mà được chăm sóc là bệnh tự lui. Các thuốc chống cảm, ho, nghẹt mũi không dứt bệnh được, mà còn nhiều tác dụng phụ.
Các bác sĩ hay cho dùng 3 loại thuốc giảm dấu hiệu cảm lạnh là thuốc chống nghẹt mũi (giúp thở dễ hơn), thuốc chống đau, giảm nóng sốt, đau mình, nhức đầu; và thuốc ho. Nhưng thuốc đều có tác dụng phụ cần có bác sĩ kê đơn mới dùng.
Bác sĩ đông y Dương Xuân Mến, 195 Láng Hạ (Hà Nội) khuyên, củ gừng rất lợi ích trị cảm lạnh. Hãy:
- Lấy 1 củ gừng tươi 15 – 20g, rửa sạch, thái lát, đổ 100ml nước đun sôi 20 phút, gạn ra, thêm đường và uống nóng).
- Hoặc gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải thưa, đánh gió (xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, khoeo chân) sẽ nhanh giải cảm.
- Hoặc lấy 1 củ gừng to để cả vỏ, giã nhuyễn, vắt nước cốt, thoa lên người và uống một chút với nước ấm. Bã gừng chà cho người tới nóng lên. Sau đó dùng khăn khô lau sạch. Cơ thể sẽ ấm và dễ chịu, hết cảm giác bị lạnh.

Friday, September 18, 2015

Lá Xoài Non "Thần dược" chữa bệnh tiểu đường

Lá xoài non loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả.
Trong y học phương Đông, bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường thuộc chứng bệnh tiêu khát.
Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc Tây thì người bệnh có thể áp dụng một số cách trị tiểu đường từ thảo dược tự nhiên cũng rất tốt.
Dùng thảo dượ chữa bệnh tiểu đường vừa an toàn, hiệu quả, không gây ra những tác dụng phụ. Hơn nữa, những loại cây thuốc chữa tiểu đường lại có sẵn và rất dễ kiếm ở Việt Nam.
Dưới đây, chúng tôi xin mách độc giả một loại thảo dược vừa dễ kiếm, lại vừa trị bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả, đó là lá xoài non
Theo Y học cổ truyền, lá có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát, lợi tiểu, chống sa nội tạng, được dùng trị bệnh hô hấp trên như ho, viêm phế quản cấp hay mạn tính, phù thũng.
Hơn nữa, trong lá xoài có chất anthxyanhdin có tác dụng hạ đường huyết phòng các biến chứng ở mắt và mạch máu do bệnh tiểu đường.
Kết quả nghiên cứu ban đầu của Đại học Queensland (Úc) cho thấy một số hợp chất trong xoài có tác dụng chữa bệnh tương tự như các loại thuốc trị tiểu đường và làm giảm cholesterol.
Chính vì thế, nhiều bác sĩ châu Âu đã sử dụng lá xoài như một phương thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.
Những kết quả nghiên cứu đều cho thấy chỉ số đường huyết (glycemic index) của xoài rất thấp- khoảng 41-60, do đó xoài không gây ảnh hưởng lớn nào đến việc làm tăng lượng đường trong máu của chúng ta.
Cách dùng lá xoài điều trị bệnh tiểu đường:
Lấy khoảng 5 lá xoài non cắt sợi rồi cho vào cốc, đổ nước sôi vào rồi để qua đêm. Mỗi sáng uống hết ly nước lá xoài này, bỏ phần xác.
Ở thành thị hiếm xoài thì có thể để dành bằng cách phơi lá cây này trong bóng râm cho đến khi khô, đem nghiền thành bột dùng vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần nửa muỗng cà phê bột lá xoài pha loãng với ly nước đầy.
Lưu ý:

- Vì bài thuốc này giúp làm giảm lượng đường trong máu rất là công hiệu nên cần lưu ý không áp dụng nhiều lần trong ngày vì có thể khiến cho lượng đường huyết giảm quá thấp gây nên chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.
- Không nên uống nước lá xoài gần với các loại thuốc khác, tốt nhất là uống cách nhau chừng 2 - 3 tiếng để không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các loại thuốc điều trị khác.

Tuesday, September 15, 2015

Tuyệt Chiêu Tự Tẩy Nốt Ruồi Tại Nhà , Biến Mất Sau 5 Ngày Không Có Sẹo

Mặc dù những nốt ruồi thường không có hại cho mặt tiền nhưng chúng có thể gây nên sự mất thẩm mỹ nếu xuất đầu lộ diện ở các vị trí không mong muốn. Từ đó chúng có thể gây khó chịu và một chút xấu xí cho chủ nhân

Thực tế, hầu hết các ca phẫu thuật loại bỏ nốt ruồi có thể khiến bạn buộc phải sở hữu một vết sẹo. Nhưng với những mẹo tẩy nốt ruồi hoàn toàn tự nhiên dưới đây, bạn vẫn có thể loại bỏ chúng một cách đơn giản ngay tại nhà mà không để lại sẹo.

1.Tẩy nốt ruồi bằng tỏi
- Cắt một lát tỏi và bằm nhuyễn rồi đắp trên khu vực của nốt ruồi bạn muốn trừ khử. Nếu có thể bạn hãy lấy gạc hoặc một lớp vải băng nhỏ băng kín khu vực này lại.
- Đắp tỏi băm nhuyễn lên các khu vực của nốt ruồi ngay sau khi bạn thức dậy mỗi buổi sáng, loại bỏ tỏi và rửa sạch chúng với nước ấm trước khi đi ngủ buổi tối.

- Bạn nên áp dụng biện pháp tẩy nốt ruồi này trong liên tiếp 5 ngày sẽ nhận được hiệu quả bất ngờ. Ngoài ra, nếu một phần của nốt ruồi vẫn còn, hãy thử đắp tỏi một lần nữa trong thời gian một vài ngày tiếp nhé.

2.Táo mèo

Những quả táo mèo chua bé nhỏ là vậy nhưng chúng lại là loại quả rất tốt để tẩy nốt ruồi. Lấy nước ép của những trái táo chua nhỏ và thoa chúng lên các nốt ruồi ít nhất hai lần một ngày.

Bạn nên tiến hành biện pháp này hàng ngày cho chiếc nốt ruồi cần xóa trong khoảng 3 tuần liền. Chắc chắn bạn sẽ thấy nốt ruồi của bạn mờ dần và cuối cùng sẽ biến mất.

Hoặc bạn có thể dùng dấm táo để tẩy nốt ruồi cũng cực kì hiệu quả. Bạn rửa nốt ruồi của bạn với nước nóng. Sau khi để chúng khô tự nhiên, bạn có thể áp dụng thoa giấm táo lên nốt ruồi với một tăm bông và để chúng lưu lại trên nốt ruồi trong 10 phút. Sau đó, rửa sạch với nước lạnh. Lặp lại hành động này hàng ngày cho đến khi nốt ruồi biến mất.

3.Tẩy nốt ruồi bằng nước ép rau mùi
Nước ép rau mùi cũng có thể là một cách tốt nhất để loại bỏ các nốt ruồi. Để thực hiện theo cách này, bạn hãy nghiền nát một bó rau mùi nhỏ. Sau đó, dán rau mùi nát lên trên các nốt ruồi hàng ngày trong 2-3 tuần liền.

4. Tẩy nốt rười bằng vỏ chuối

- Để tẩy nốt ruồi, có một cách đơn giản hơn là bạn có thể bóc vỏ của một quả chuối chín và áp dụng cạo lớp vỏ bên trong của vỏ chuối để áp dụng đắp chúng lên những nốt ruồi. Bạn hãy lưu chúng qua đêm trên các nốt ruồi nhé.

- Lớp vỏ bên trong của vỏ chuối này sẽ giúp làm suy yếu moleand trên những nốt ruồi và sẽ làm những nốt ruồi cuối cùng phải biến mất.

5.Tẩy nốt ruồi bằng gừng
- Hãy thái 2-3 miếng gừng nhỏ và xay hoặc nghiền nát chúng để tạo thành một miếng dán. Sau đó, đặt hỗn hợp gừng nghiền nát lên trên các nốt ruồi và băng chúng qua đêm.

- Bạn có thể lặp lại phương pháp này một vài ngày cho đến khi các nốt ruồi biến mất. Điều này có thể giúp bạn tẩy các loại nốt ruồi một cách nhanh chóng.

6. Tẩy nốt ruồi bằng: Dầu hạt lanh + Mật ong

- Trộn dầu hạt lanh với một lượng nhỏ mật ong. Áp dụng hỗn hợp này lên các nốt ruồi hàng ngày để nốt ruồi của bạn được loại bỏ nhanh chóng.

- Thoa giấm táo lên nốt ruồi và để chúng lưu lại trên nốt ruồi trong 10 phút. Lặp lại hành động này hàng ngày cho đến khi nốt ruồi biến mất.

Sunday, September 13, 2015

Trị Đau Dạ Dày Cấp Tốc Bằng Gừng Tươi

Đau dạ dày là bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất. Căn bệnh gây nên những cơn đau dai dẳng và khó điều trị triệt để…

Dấu hiệu nhận biết bị đau dạ dày
Đau thượng vị
Đau thượng vị là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo rằng bạn đang mắc chứng đau dạ dày.
Cảm giác đau tùy từng mức độ bệnh lý. Có thể là đau âm ỉ trong nhiều giờ, đau tức bụng, dạ dày cảm thấy nóng rát khó chịu.
Các cơn đau thường đến vào khi bạn quá đói hay ăn quá no.
Ăn kém
Người mắc bệnh dạ dày khiến dạ dày bị suy giảm chức năng làm cho sự trì trệ trong tiêu hóa diễn ra nên người bệnh thường có hiện tượng tức bụng.
Ăn không tiêu nên người bệnh thường bị kém ăn, ăn không ngon miệng.
Ợ chua, ợ hơi
Lượng thức ăn bị tồn đọng ở dạ dày khiến chúng lên men khiến bạn bị ợ chua, ợ hơi nóng lên nửa chừng kèm theo hiện tượng đau sau mũi ức hoặc sau xương ức.
Buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn là biểu hiện của các chứng bệnh dạ dày bạn có thể gặp nư: đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,…
Khi có những dấu hiệu như trên chứng tỏ bạn đã mắc các bệnh có liên quan đến dạ dày, thường là do đau dạ dày gây nên. Bạn nên đi khám để biết được mức độ bệnh lý ra sao.
Cách chữa đau dạ dày bằng gừng tươi
Nếu dùng các loại thuốc tây quá nhiều sẽ gây nên nhiều phản ứng phụ, nhờn thuốc,…
Với cách sử dụng gừng tươi dưới đây bạn sẽ không cần phải dùng đến thuốc mà vẫn thoát khỏi cơn đau dạ dày một cách “cấp tốc”.
Vì sao lại dùng gừng chữa đau dạ dày?
Trong gừng tươi chứa Tecpen và Oleoresin là 2 thành phần có tính sát trùng, chống viêm, giãn nở mạch máu, lưu thông và đau vô cùng hiệu quả. Chúng còn được coi là 2 chất kháng sinh tự nhiên hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Nhờ 2 chất này mà các enzyme trong máu và dạ dày bị ức chế một cách tự nhiên. Do đó, gừng tươi được coi là vị thuốc quý với những người mắc bệnh dạ dày
Khi dịch vị dạ dày giảm do viêm sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn, khiến người bệnh cảm thấy chán ăn thì người ta cũng sẽ dùng gừng để kích thích sự thèm ăn.
Một số nghiên cứu của Nhật Bản đã phát hiện ra rằng vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 – Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil,...đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh.
Đồng thời, một số nghiên cứu cũng cho rằng gừng có tác dụng chống buồn nôn và nôn mửa, say tàu xe và nhức đầu rất tốt.
Hiệu quả kéo dài trong 4 giờ lên đến 90%. Điều này sẽ có tác dụng chống lại chứng nôn và buồn nôn của những người bị đau dạ dày.
Do đó, không chỉ giúp giảm đau dạ dày mà gừng tươi còn có lợi cho tiêu hóa, điều trị táo bón rất hữu hiệu.

Các bài thuốc dùng gừng chữa đau dạ dày:
- Gừng ngâm giấm
Dùng gừng tươi thật già để có giá trị dinh dưỡng và các hoạt chất cao nhất. Đem rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt lát mỏng, đều.


Sau đó xếp gừng lát vào 1 lọ thủy tinh sạch và khô rồi cho dấm gạo ngon vào để ngâm trong khoảng 7 ngày. Bạn nên bảo quản gừng ngâm dấm ở những nơi thoáng mát, khô ráo hay ở ngăn mát tủ lạnh cũng được.
Mỗi khi lên cơn đau dạ dày bạn nên ăn 2-4 lát gừng cơn đau sẽ dịu lại. Do gừng có tác dụng tăng cường tiêu hoá, kháng khuẩn, chống viêm tốt cộng với dấm làm trung hòa lượng axit trong dạ dày giúp bạn giảm đau “cấp tốc”.
- Trà gừng
Cách nhanh chóng và đơn giản nhất là bạn có thể sử dụng trà gừng để giảm cơn đau dạ dày.
Vào mỗi sáng khi uống trà bạn nên cho vài lát gừng tươi vào uống cùng như vậy dạ dày sẽ rất dễ chịu, không còn hành hạ bạn trong vòng 2-3 ngày tiếp theo.
- Nước gừng, chanh và mật ong
Dùng gừng tươi ép lấy nước cốt và nước cốt chanh tươi pha cùng 1 cốc nước sau đó thêm 1 thìa mật ong vào, quấy đều rồi uống. Uống đều đặn mỗi sáng dạ dày của bạn sẽ gần như không có biểu hiện đau nữa.
Nếu khi đang lên cơn đau dạ dày, uống một cốc nước hỗn hợp như này cũng sẽ khiến dạ dày vơi đi cơn đau và ổn định trở lại.
Một số lưu ý khi dùng gừng

- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Người chuẩn bị mổ hay sau mổ, ho ra máu, băng huyết, chảy máu cam, trĩ chảy máu,…thì không nên dùng.
- Người cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét thì không được dùng.
- Người bệnh tiểu đường, tim mạch, phụ nữ mang thai không dùng nhiều gừng và kéo dài.

Thursday, September 10, 2015

Chữa Cảm Cúm Dứt Điểm Tại Nhà Không cần Dùng Thuốc

Khi bị cảm cúm rất nhiều người thường tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không đến cơ sở y tế khám. Điều này hết sức nguy hiểm bởi kháng sinh.


Bệnh cúm là một tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể gây ra sốt, đau đầu, ho, đau họng và đau cơ, nhưng hiếm khi nó gây kích ứng dạ dày hoặc nôn. Một người tiếp xúc với người bị cúm càng lâu thì nguy cơ bị lây nhiễm cúm càng cao. Ví dụ như ở nước Mỹ, có khoảng 5 – 20% dân số mắc bệnh cúm mỗi năm. Một lý do làm cho bệnh lý này khá phổ biến là vì có nhiều loại vi-rút khác nhau có thể gây ra bệnh lý này.
Tất cả các vi-rút cúm tấn công vào hệ hô hấp của cơ thể – phổi và đường dẫn khí, bao gồm hầu họng và mũi – gây ra những triệu chứng của bệnh cúm điển hình.
Các dấu hiệu chính của cúm bao gồm:
– Ho khan
– Đau họng
– Sốt
– Đau đầu
– Rét run
– Đau cơ hoặc đau khắp cơ thể
– Mệt mỏi
Đôi khi rất khó để có thể phân biệt được giữa cúm và cảm lạnh thông thường nếu chỉ dựa vào triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, nhìn chung thì cúm có thời gian khởi phát bệnh ngắn hơn, các triệu chứng sẽ nặng hơn và có thể kèm theo sốt và đau cơ. Còn đối với cảm lạnh thông thường, các triệu chứng thường xuất hiện từ từ và thường chỉ ảnh hưởng đến mũi, họng, xoang và phần ngực trên.
Vi-rút cúm là những vi-rút trong không khí, nghĩa là chúng có thể di chuyển trong không khí và lây lan từ người này sang người khác. Chúng thường xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua mũi, miệng, hoặc mắt – bằng cách hít vào hoặc do bàn tay bị dính bởi vi khuẩn rồi chạm vào vùng miệng, mũi hoặc mắt.
Thông thường, tình huống này xảy ra là vì khi một người có vi-rút cúm ở bàn tay, có thể do họ ho hoặc hắt hơi vào bàn tay. Những người khỏe mạnh sẽ lây nhiễm vi-rút cúm này thông qua tiếp xúc bàn tay với người bị bệnh, hoặc do chạm vào những đồ vật chứa mầm bệnh cúm vừa mới tiếp xúc với một người bị bệnh.
Điều không cần bàn cãi, một trong những cách tốt nhất để giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh cúm là rửa tay thường xuyên trong suốt mùa cúm. Việc tiêm vắc-xin cúm hàng năm cũng là một cách tốt để tránh bị bệnh. Thêm vào đó, tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết vắc-xin cúm nào là phù hợp với bạn
Trong hầu hết các trường hợp, những người bị bệnh cúm sẽ phục hồi trong vòng từ 5 đến 7 ngày. Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước. Các thuốc không qua kê đơn cũng có thể giúp làm giảm mức độ nặng của các triệu chứng.

1, Chữa cảm cúm bằng uống nước gừng nóng ( Tuyệt Vời Khi Chữa Cho Trẻ Em )

Thái vài lát gừng rồi cho vào nước đun sôi lên, thêm đường hoặc mật ong rồi cho bé uống nóng. Một ngày uống 3 lần hoặc uống mỗi khi bé có triệu chứng cúm khó chịu sẽ cho hiệu quả tức thì.

2, Chữa cảm cúm bằng tỏi

Tỏi là phương thuốc chữa cảm cúm hàng đầu được khuyên dùng vì sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Để điều trị cảm cúm bằng tỏi bạn chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần.
Đây là một biện pháp xông mũi họng rất đơn giản, lành tính nhưng rất hiệu quả. Bên cạnh đó tỏi cũng được xác định là rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu.
Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.

3, Chữa cảm cúm bằng Kinh giới

Kinh giới thường được sử dụng cùng tía tô, là một trong những vị thuốc đầu bảng trị cảm mạo phong hàn. Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết.
Kinh giới là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc gia truyền trị cảm mạo, ho dai dẳng. Mẹ có thể giã mấy lá kinh giới, thêm đường phèn hoặc mật ong đem hấp nồi cơm rồi cho bé ăn nóng. Tinh dầu kinh giới giúp bé thông mũi, dịu họng nhanh chóng.




4, Chữa cảm cúm bằng Hành ta
Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Hành cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống).
Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được. Bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà và kết hợp với bài thuốc từ kinh giới, tía tô kể trên.

Chữa Dứt Điểm Cảm Cúm Tại Nhà Không Cần Dùng Thuốc

Khi bị cảm cúm rất nhiều người thường tự ý mua các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt về uống mà không đến cơ sở y tế khám. Điều này hết sức nguy hiểm bởi kháng sinh.


Bệnh cúm là một tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp có thể gây ra sốt, đau đầu, ho, đau họng và đau cơ, nhưng hiếm khi nó gây kích ứng dạ dày hoặc nôn. Một người tiếp xúc với người bị cúm càng lâu thì nguy cơ bị lây nhiễm cúm càng cao. Ví dụ như ở nước Mỹ, có khoảng 5 – 20% dân số mắc bệnh cúm mỗi năm. Một lý do làm cho bệnh lý này khá phổ biến là vì có nhiều loại vi-rút khác nhau có thể gây ra bệnh lý này.
Tất cả các vi-rút cúm tấn công vào hệ hô hấp của cơ thể – phổi và đường dẫn khí, bao gồm hầu họng và mũi – gây ra những triệu chứng của bệnh cúm điển hình.
Các dấu hiệu chính của cúm bao gồm:
– Ho khan
– Đau họng
– Sốt
– Đau đầu
– Rét run
– Đau cơ hoặc đau khắp cơ thể
– Mệt mỏi
Đôi khi rất khó để có thể phân biệt được giữa cúm và cảm lạnh thông thường nếu chỉ dựa vào triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, nhìn chung thì cúm có thời gian khởi phát bệnh ngắn hơn, các triệu chứng sẽ nặng hơn và có thể kèm theo sốt và đau cơ. Còn đối với cảm lạnh thông thường, các triệu chứng thường xuất hiện từ từ và thường chỉ ảnh hưởng đến mũi, họng, xoang và phần ngực trên.
Vi-rút cúm là những vi-rút trong không khí, nghĩa là chúng có thể di chuyển trong không khí và lây lan từ người này sang người khác. Chúng thường xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua mũi, miệng, hoặc mắt – bằng cách hít vào hoặc do bàn tay bị dính bởi vi khuẩn rồi chạm vào vùng miệng, mũi hoặc mắt.
Thông thường, tình huống này xảy ra là vì khi một người có vi-rút cúm ở bàn tay, có thể do họ ho hoặc hắt hơi vào bàn tay. Những người khỏe mạnh sẽ lây nhiễm vi-rút cúm này thông qua tiếp xúc bàn tay với người bị bệnh, hoặc do chạm vào những đồ vật chứa mầm bệnh cúm vừa mới tiếp xúc với một người bị bệnh.
Điều không cần bàn cãi, một trong những cách tốt nhất để giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị bệnh cúm là rửa tay thường xuyên trong suốt mùa cúm. Việc tiêm vắc-xin cúm hàng năm cũng là một cách tốt để tránh bị bệnh. Thêm vào đó, tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết vắc-xin cúm nào là phù hợp với bạn
Trong hầu hết các trường hợp, những người bị bệnh cúm sẽ phục hồi trong vòng từ 5 đến 7 ngày. Điều quan trọng là phải nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước. Các thuốc không qua kê đơn cũng có thể giúp làm giảm mức độ nặng của các triệu chứng.

1, Chữa cảm cúm bằng uống nước gừng nóng ( Tuyệt Vời Khi Chữa Cho Trẻ Em )

Thái vài lát gừng rồi cho vào nước đun sôi lên, thêm đường hoặc mật ong rồi cho bé uống nóng. Một ngày uống 3 lần hoặc uống mỗi khi bé có triệu chứng cúm khó chịu sẽ cho hiệu quả tức thì.

2, Chữa cảm cúm bằng tỏi

Tỏi là phương thuốc chữa cảm cúm hàng đầu được khuyên dùng vì sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Để điều trị cảm cúm bằng tỏi bạn chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần.
Đây là một biện pháp xông mũi họng rất đơn giản, lành tính nhưng rất hiệu quả. Bên cạnh đó tỏi cũng được xác định là rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu.
Nếu muốn tác dụng nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.

3, Chữa cảm cúm bằng Kinh giới

Kinh giới thường được sử dụng cùng tía tô, là một trong những vị thuốc đầu bảng trị cảm mạo phong hàn. Kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa nóng sốt, cảm gió, cảm lạnh, chữa bệnh dị ứng, sao đen để cầm huyết.
Kinh giới là thành phần không thể thiếu trong rất nhiều bài thuốc gia truyền trị cảm mạo, ho dai dẳng. Mẹ có thể giã mấy lá kinh giới, thêm đường phèn hoặc mật ong đem hấp nồi cơm rồi cho bé ăn nóng. Tinh dầu kinh giới giúp bé thông mũi, dịu họng nhanh chóng.




4, Chữa cảm cúm bằng Hành ta
Đây cũng là một món ăn có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm hiệu quả. Hành cũng là một vị thuốc chống động thai (Lấy 60g hành tươi sắc kỹ cùng với một bát nước, lọc bỏ bã rồi uống).
Bài thuốc chữa cúm đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm nhiều hành, ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra dâm dấp là được. Bạn cũng có thể cho hành vào cháo trứng gà và kết hợp với bài thuốc từ kinh giới, tía tô kể trên.